Phở được coi là 1 trong những Quốc thực của Việt Nam. Hương vị đặc trưng vươn tầm thế giới này đã khiến mỗi người chúng ta đều cảm thấy tự hào. Do đó, nhiều chủ đầu tư tính đến việc mở quán phở để duy trì bản sắc văn hóa ẩm thực. Bên cạnh đó, đây còn là món ăn thu hút đông đảo thực khách dù sáng, trưa hay tối. Tuy nhiên, đếm không xuể các hàng ăn được mở ra ở mỗi tỉnh thành, đặc biệt là phở. Phải làm sao để cạnh tranh được với các thương hiệu tên tuổi, hấp dẫn khách hàng? Hy vọng bài viết dưới đây bếp công nghiệp Kanawa sẽ giúp được cho bạn phần nào trong quá trình khởi nghiệp.
1. Khám phá ngay: Mở quán phở cần bao nhiêu vốn?
Ngày nay, để mở 1 quán phở, ta cần chuẩn bị rất nhiều thứ. Để đảm bảo hoạt động trong thời gian đầu, ngoài số tiền cần thiết để setup thì phải chuẩn bị thêm khoản dự trù.
Tính chung cả phí thuê mặt bằng, tân trang cửa hàng,… ta cần tối thiểu 50 triệu. Đây chỉ là ngân sách cần thiết để mở 1 tiệm quy mô nhỏ và không phải ở mặt phố. Tùy mỗi tỉnh thành, phí thuê mặt bằng, mua công cụ sẽ khác nhau. Vì vậy, con số trên chỉ mang tính tương đối.
➤➤➤ NÊN ĐỌC: Nồi nấu phở dùng điện mấy pha
2. 14+ kinh nghiệm mở quán phở cho người mới VỐN ÍT – LỜI CAO
Khi quyết định bán phở, bạn cần biết rằng thị trường này có tính cạnh tranh rất cao. Không chỉ vậy, đối thủ còn là những tiệm ăn gia truyền có tiếng. Khó khăn tuy rất nhiều nhưng nếu thực sự quyết tâm thì sẽ gặt được quả ngọt. Các kinh nghiệm được chia sẻ dưới đây giúp bạn có thêm tự tin trên con đường này.
2.1 Xem xét tính khả thi, cung cầu thị trường phở
Khảo sát thị trường là việc đầu tiên phải thực hiện. Hầu như nơi đâu cũng có phở, đây là điều chắc chắn. Tuy nhiên, mỗi nơi tần suất mở quán, khung giờ bán hàng lại khác nhau. Ngoài ra, hương vị đặc trưng từng vùng miền cũng có nét đặc trưng riêng. Vì vậy, dựa vào khảo sát, bạn có thể thống kê lại những gì đã có người bán. Theo đó mà xác định hướng đi cho bản thân.
2.2 Xác lập quy mô, mô hình kinh doanh
Quy mô, mô hình là 2 thứ sẽ quyết định cho việc setup quán sau này. Do đó, cần phải cân nhắc thật cẩn thận. Ví dụ, nếu mở tại điểm du lịch đông khách thì cần gì? Nên chú trọng không gian thoáng mát, mô hình bình dân, thân thiện với mọi khách hàng. Tương tự, mở tiệm bán trong khu chung cư cao cấp thì cần mô hình sang trọng hơn.
2.3 Lập kế hoạch kinh doanh chi tiết
Lập kế hoạch giúp bạn luôn đi đúng hướng, không bị chệch ra khỏi quỹ đạo. Hơn nữa, khi lên plan, bạn sẽ nhìn nhận được rõ ràng tính khả thi và nắm bắt được cụ thể công việc. Nhờ vậy, bắt tay vào làm không bị mất nhiều thời gian. Ngoài ra, cái lợi của việc có chuẩn bị trước chính là giảm bớt phí phát sinh.
2.4 Chuẩn bị vốn kinh doanh phù hợp
Ngân sách, quy mô,… cần phụ thuộc và tương tác lẫn nhau. Như bài viết đã đề cập, nếu chỉ cần 1 tiệm bình dân nhỏ thì con số 50 là vừa đủ. Tuy nhiên, nếu bạn muốn làm lớn hơn, chắc chắn phải chuẩn bị nhiều vốn hơn. Và ngược lại, có người mở tiệm bán phở chỉ tốn 30-35 triệu.
2.5 Chọn điểm bán “thiên thời – địa lợi – nhân hòa”
“Có kiêng – có lành”, chọn mặt tiền thì nên xem phong thủy. Nếu không quan tâm tới vấn đề này thì bạn chỉ cần dựa theo tiêu chí 3K:
- Không nhiều đối thủ cạnh tranh.
- Không tắc đường.
- Không ngập úng.
Đây là các điều cực kỳ quan trọng khi chọn điểm bán hàng. Làm tại nơi quá nhiều quán phở sẽ có rủi ro nhiều hơn lợi thế. Còn 2 vấn đề như tắc đường, ngập úng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kinh doanh của bạn.
2.6 Trang hoàng bảng biển, không gian
Đầu tư 1 chiếc biển hiệu bắt mắt không bao giờ thừa thãi. Với “bộ mặt thương hiệu” ấy, bạn sẽ dần dần khẳng định được tên tuổi. Tấm bảng này còn đóng vai trò quảng cáo và cạnh tranh với tiệm khác.
Không gian bên trong cũng nên theo 1 chủ đề, phong cách nhất định. Một số thiết kế kiểu hoài niệm rất được ưa chuộng, vì đây là món ăn truyền thống. Còn bạn, bạn có thể sáng tạo theo kiểu riêng tùy ý muốn.
2.7 Học nấu bún phở mở quán
Chất lượng, hương vị món ăn chính là điều quan trọng nhất để đạt được thành công. Hơn nữa, thực khách sẽ cảm thấy uy tín hơn nếu chủ quán là người đứng bếp.
Vì vậy, hãy tập nấu thật nhuần nhuyễn và tạo nên sự khác biệt với các thương hiệu đã mở. Không chỉ vậy, nấu bún, phở để kinh doanh khác với nấu cho gia đình. Bên cạnh quy trình chế biến, bạn còn học được cách tính chi phí nguyên liệu.
2.8 Thiết kế menu/ thực đơn đa dạng
Phở bò, gà, bún, miến,… hoặc chỉ bán thuần phở nhưng nhiều kiểu khác nhau. Phục vụ bao nhiêu món là tùy khả năng của bạn. Thế nhưng, đừng để menu “nghèo nàn” vài ba món. Đặt bản thân vào thực khách bạn cũng sẽ thấy nhàm chán nhanh chóng. Trừ khi món đó thực sự không đâu bán, chỉ ăn được ở tiệm của bạn. Trường hợp này xảy ra khá ít nên hãy đầu tư cho thực đơn phong phú hơn nhé.
2.9 Đầu tư đầy đủ thiết bị bếp, dụng cụ ăn uống
Trang thiết bị, công cụ, dụng cụ,… mà thiếu thì việc kinh doanh chắc chắn gặp gián đoạn. Giả sử, bạn chỉ chuẩn bị 100 bộ bát đũa nhưng khách hàng lại vượt quá.
Nếu không kịp xoay vòng thì chắc chắn bạn phải xin lỗi và tạm biệt khách. Nhiều người không ghé lại lần 2 đâu. Vì vậy, nếu không muốn mất khách thì hãy sắm đủ đồ đạc.
✘✘✘ BẠN BIẾT GÌ VỀ: Nồi điện nấu phở 60 lít
2.10 Tìm nguồn cung thực phẩm đảm bảo
Muốn mở tiệm kinh doanh, bạn cần có giấy kiểm chứng VSATTP. Các tiêu chí được đánh giá dựa trên đầu vào nguyên liệu, quy trình chế biến, đầu ra (dọn dẹp). Đảm bảo sức khỏe cho khách hàng cũng chính là bảo vệ bản thân bạn. Hãy lưu tâm vấn đề này và chọn lựa nhà cung cấp thật kỹ lưỡng.
2.11 Tạo lập các hình thức PR marketing độc đáo
Việc làm này không cần thiết thực hiện vào trước lúc khai trương. Thậm chí, sau khi hoạt động kinh doanh đi vào quy củ, bạn bắt đầu tiến hành vẫn ổn. Để thu hút nhiều khách hàng hơn, bạn nên PR sản phẩm, kết hợp MKT đa kênh.
Hầu hết các hàng quán hiện nay đều làm truyền thông trước khi mở tiệm. Nhờ vậy, lượng khách kéo đến ngày đầu bán hàng cũng đông đúc hơn. Cách thức này đầm rút ngắn thời gian xây dựng thương hiệu hơn so với kiểu truyền thống.
2.12 Mở rộng kinh doanh với hình thức bán online
Người hiện đại, đặc biệt là tại các thành phố lớn rất chuộng đặt đồ ăn online. Quán bạn có trên ứng dụng giao hàng, vậy là bạn được chọn. Hình thức này giúp tiếp cận khách hàng rộng rãi hơn. Tuy nhiên, chúng lại có vấn đề bất cập là đồ dễ bị nguội nếu đi xa. Lại thêm 1 thách thức cho chủ quán và cần nghĩ ra giải pháp.
2.13 Nâng cao chất lượng phục vụ
Đi sau chất lượng món ăn chính là dịch vụ tại chỗ và take away của tiệm. Dù bạn mở quán vỉa hè, bình dân hay cao cấp, thực khách cũng sẽ đánh giá 2 mặt này. 1 tiệm có người bảo vệ trông xe chắc chắn sẽ được điểm cao hơn tiệm không có.
Tương tự, cửa hàng nhân viên ngoan ngoãn, nhanh nhẹn luôn thu hút hơn bên “tỏ thái độ”. Vì thế, nếu dự định thuê nhân viên thì hãy training trước khi để họ phục vụ.
2.14 Đảm bảo tính hợp lý, ổn định về giá bán
Khảo sát thị trường ngay bước đầu tiên còn nhằm mục đích này – xây dựng giá bán. Dù đồ của bạn có chất lượng đến mấy, nếu giá cao hơn so với mặt bằng chung thì sẽ kém hấp dẫn. Nếu không thể “mời” khách bước vào quán, làm sao họ cảm nhận đồ án của bạn ngon hơn? Vì vậy, hãy đi theo sự ổn định và biết rõ quy cách làm việc của đối thủ. Có như thế bạn mới hoạch định được chiến lược cạnh tranh dài hạn, đi từ giá bán.
➽➽➽ NÊN XEM: 16+ Mẫu thiết kế quầy bán phở: Đẹp, Thuận tiện, Tinh tế nhất
3. Bí quyết tăng lợi thế cạnh tranh với đối thủ
Ngoài các kinh nghiệm được chia sẻ trên, vẫn còn 1 số tips kinh doanh khác. Muốn thành thục và làm chủ kinh doanh thì đừng bỏ qua bí quyết sau.
3.1 Tự nấu phở, quản lý quán
Việc tự đứng bếp giúp bạn kiểm soát quy trình vận hành tốt hơn rất nhiều. Thực khách muốn góp ý điều gì có thể đề xuất trực tiếp với bạn. Từ đó, việc quản lý sẽ cải thiện và phát triển vững bền hơn. Không gì tốt bằng việc nắm bắt được các sự việc xảy ra và giải quyết kịp thời. Nếu tự mình quản lý, bạn còn ngăn chặn được nhiều vấn đề khác xảy ra.
3.2 Trang bị dụng cụ, bếp nấu tân tiến
Muốn tăng năng suất, đáp ứng khách hàng nhanh chóng thì không thể thiếu nồi phở điện. Thiết bị công nghiệp hiện đại này sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian chuẩn bị. Ngoài ra còn 1 vài công cụ giúp tiết kiệm sức người khác như máy thái thịt, nồi nấu nước lèo bằng điện,… Các sản phẩm này giúp cho gian bếp sạch sẽ và chuyên nghiệp hơn rất nhiều.
3.3 Lắp đặt hệ thống điều hòa: đông ấm – hè mát
Thực khách luôn muốn thưởng thức đồ ăn trong không gian thoải mái. Đặc biệt khi giữa trưa hè nóng nực vẫn có thể order tô phở bốc hơi nghi ngút. Vừa ăn vừa tận hưởng làn gió mát lành, thư thái vô cùng. Dịch vụ tốt, chủ quán tâm lý, đồ ăn ngon miệng,… chắc chắn phải quay lại. Chăm chút cho cửa hàng từ những điều nhỏ nhất sẽ giúp bạn ghi điểm dễ dàng.
Mở quán phở bảo khó nhưng cũng không phải khó nếu bạn nắm bắt được quy trình. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn giải quyết được các vấn đề tồn đọng. Mỗi người đều có kinh nghiệm và định hướng riêng nên đường đi cũng khác nhau. Trên đây chỉ là 1 số trải nghiệm rút ra từ các trường hợp thực tế. Bạn có thể cân nhắc làm theo hoặc thực hiện theo cách riêng mà bản thân đã định sẵn.