Tủ hấp cơm là sản phẩm không còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh đồ ăn, nhà hàng. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu cấu tạo tủ nấu cơm công nghiệp như thế nào. Tham khảo ngay bài viết sau của Kanawa bạn sẽ có được cái nhìn chi tiết về sản phẩm cũng như biết cách chọn mua thông minh nhất.
1. Khám phá cấu tạo tủ nấu cơm công nghiệp chi tiết
Hiện nay có 3 loại tủ cơm được bày bán nhiều nhất là: sản phẩm dùng điện, dùng ga và tích hợp điện gas với đa dạng kích thước. Cả 3 dòng đều có khả năng nấu chín nhanh, khối lượng đồ ăn lớn đồng thời tiết kiệm nhiên liệu sử dụng.
Các bộ phận cấu thành nên sản phẩm tủ thông minh này bao gồm:
1.1. Vỏ tủ
Tủ có lớp vỏ dày dặn với thiết kế 3 lớp lần lượt: một lớp inox 304, ở giữa có lớp bảo ôn nhiệt và tiếp đến một lớp inox 304 ngoài cùng. Ưu điểm vượt trội của chất liệu này là độ bền, cứng cáp, khả năng giữ nhiệt tốt hạn chế tình trạng thất thoát nhiệt năng.
Mặt ngoài có lớp cách nhiệt, trong trường hợp bạn vô tình chạm vào cũng không bị bỏng. Mặt tủ sáng bóng mang đến cho không gian bếp sự hiện đại, đẳng cấp.
1.2. Thành tủ
Tủ công nghiệp có thành tủ rất chắc chắn tạo độ bền, tăng khả năng chịu lực, kể cả khi đã sử dụng thời gian dài thì sản phẩm vẫn giữa được độ bền nhất định. Foam cách nhiệt dày dặn giữ nhiệt tốt, giúp thực phẩm nhanh chín hơn, tiết kiệm thời gian đun nấu.
1.3. Cửa tủ
Cửa tủ cơm làm bằng chất liệu inox, kết hợp cùng chốt khóa chắc chắn đảm bảo an toàn khi nấu đồ ăn. Bao quanh viền tủ là một lượt gioăng cao su giúp giữ hơi nóng không bị thất thoát ra ngoài, tiết kiệm nhiên liệu đun nấu.
Tùy vào kích thước sản phẩm mà cánh tủ được NSX thiết kế khác nhau. Cụ thể như loại tủ cơm công nghiệp mini ( 4 khay và 6 khay) có một cánh tủ và một tay cầm. Loại 8, 10 và 12 khay có 1 cánh tủ nhưng có đến 2 tay cầm bởi số lượng khay nhiều, chiều cao cánh tủ lớn.
1.4. Khoang nấu
Hệ thống khoang nấu thiết kế tương ứng với số lượng khay, có rãnh để đỡ khay đựng đảm bảo sự rộng rãi khi chứa thực phẩm. Khoang nấu được kết nối hệ thống nhiệt từ vỏ tủ, làm chín đồ ăn nhanh.
Ở mỗi khoang đều có sẵn các khay nấu/hấp, được đặt ở vị trí phù hợp, tăng khả năng dẫn nhiệt tốt hơn trong quá trình nấu.
1.5. Khay đựng
Sản phẩm sử dụng 2 loại khay phổ biến là: khay phẳng lòng sâu và khay dạng lỗ.
- Khay phẳng thường sử dụng để nấu cơm
- Khay dạng lỗ dùng để hấp hoặc tùy theo từng mục đích mà bạn có cách sử dụng.
Khay làm bằng inox 304, chống dính không han gỉ khi tiếp xúc với nước, đảm bảo an toàn vệ sinh.
1.6. Hệ thống gia nhiệt
Tủ nấu cơm công nghiệp bằng gas hay điện đều có hệ thống gia nhiệt, khoang gia nhiệt nằm ở phía dưới đáy tủ.
- Tủ điện sử dụng điện để làm nóng thanh nhiệt, dùng hơi nước để làm chín thức ăn.
- Tủ nấu cơm ga dùng pép đốt gia nhiệt theo cơ chế đánh lửa, đun sôi nước để hấp chín thực phẩm.
1.7. Hệ thống van
– Van xả khí: Được lắp ngay sau mặt tủ, làm nhiệm vụ xả khí ra bên ngoài nếu nhiệt độ trong khoang tăng cao. Đảm bảo mức nhiệt luôn ổn định, cân bằng áp suất, an toàn tuyệt đối trong quá trình sử dụng.
– Van thoát nước: Bộ phận này được lắp ở dưới đáy tủ, giúp đường xả lượng nước thừa trong khoang nấu ra ngoài. Từ đó, quá trình vệ sinh tủ đơn giản, nhanh chóng và tiện lợi hơn.
1.8. Bánh xe
NSX muốn hướng tới sự tiện lợi, tiện ích cho người dùng do đó phần dưới tủ có trang bị 4 bánh xe, có chốt khóa đi kèm. Ưu điểm chịu lực tốt, dễ dàng di chuyển tủ mà không cần bê vác. Khi để ở vị trí cố định bạn khóa chốt an toàn để thiết bị không bị trôi, dịch chuyển tự do.
1.9. Bảng điều khiển (loại có điều khiển)
Bảng điều khiển lắp ngay trên thân tủ, dễ quan sát, điều chỉnh với các nút chỉnh thời gian. Qua đó, bạn cũng biết được nguồn điện đã được kết nối chưa, có bị trục trặc không, khi nào thực phẩm chín mà không cần kiểm tra trực tiếp.
1.10. Các chi tiết khác
Đi cùng 9 bộ phận chính ở trên, tủ cơm công nghiệp còn có một vài bộ phận nhỏ có chức năng kết nối, hỗ trợ thiết bị hoạt động tốt chính là: dây dẫn điện, ống dẫn, bình ga, van ga…
2. Cấu tạo của các dòng tủ cơm công nghiệp có gì khác nhau?
Cấu tạo chi tiết tủ cơm công nghiệp không khác nhau nhiều về các bộ phận, chỉ khác nhau về nguyên lý hoạt động do bộ phận gia nhiệt giữa tủ ga và tủ điện. Cụ thể:
2.1. Tủ nấu cơm điện
Đối với các dòng tủ điện, tủ sử dụng bộ phận gia nhiệt là thanh nhiệt được lắp đặt ở phía dưới đáy tủ nấu. Đây cũng là điểm khác biệt chính của loại tủ này so với những dòng khác. Ngoài ra, tủ sử dụng nhiên liệu điện nên có kèm theo dây tiếp điện và ống dẫn.
2.2. Tủ cơm điện gas tích hợp
Trong khi đó tủ điện gas tích hợp sử dụng cả 2 loại nhiên liệu là điện và gas nên có bộ phận gia nhiệt gồm cả thanh nhiệt và pép đốt được lắp đặt song song dưới đáy tủ nấu. Trong đó, tủ có kèm theo van gas và ống dẫn dây điện.
Điểm mạnh của dòng sản phẩm này là có thể sử dụng cả 2 nhiên liệu, giúp quy trình nấu cơm hấp thực phẩm diễn ra hoàn chỉnh, không gặp gián đoạn nếu chẳng may gặp sự cố.
3. Hướng dẫn sử dụng tủ nấu cơm quy mô công nghiệp hiệu quả, bền lâu
Hiểu được cấu tạo, chức năng của từng bộ phận là chưa đủ, bạn cần tìm hiểu chi tiết về các bước vận hành để đảm bảo chất lượng cơm nấu được ngon, dẻo, thơm.
- Bước 1: Kiểm tra kết nối nguồn điện hoặc gas trước khi nấu.
- Bước 2: Kết nối nguồn điện (gas) với thiết bị
- Bước 3: Cho đủ lượng nước vào tủ hấp cơm, kiểm tra khả năng hoạt động của van phao
- Bước 4: Đun sôi nước trong khoảng 15″ trước khi cho thức ăn vào thiết bị
- Bước 5: Lượng gạo tương đồng lượng nước trong khay nấu cơm.
- Bước 6: Đặt khay chứa gạo vào các vị trí tương ứng của tủ hấp
- Bước 7: Kết thúc quy trình nấu cơm, thưởng thức thành quả.
- Bước 8: Sau khi sử dụng xong, đợi tủ nguội hẳn và tiến hành vệ sinh. Lấy khăn lau các bộ phận không tháo ra được, khay hấp rửa sạch bằng nước rửa chén, để ráo nước cho lần dùng tiếp theo.
Việc tìm hiểu trước cấu tạo tủ nấu cơm công nghiệp giúp khách hàng có cái nhìn rõ hơn về sản phẩm, từ đó có thể lựa chọn mua thiết bị nhanh chóng, đúng mục đích sử dụng.