Skip to main content

99+ Kinh nghiệm mở quán cơm văn phòng: Tỉ lệ thắng 95%

Nhận chia sẻ từ những tiền bối đã mở quán cơm văn phòng, Kanawa.vn đã tổng hợp thành bài viết bên dưới. Mặc mỗi người có kế hoạch riêng, hay style khác nhau – tổng thể quy trình vẫn cần định hướng chung. Dù đều là kiến thức cơ bản nhưng list chỉ dẫn này không hề kém phần quan trọng. Rà soát thêm 1 lần, còn gì chưa chuẩn bị thì lên đồ, sẵn sàng mở quán ngay thôi nào. 

1. Nắm giữ ngay 15+ kinh nghiệm mở quán cơm văn phòng SIÊU LỜI

Không phải ai mở tiệm kinh doanh ngách hàng trending cũng thành công ngay. Nhiều chủ đầu tư chi hàng trăm triệu mở quán nhưng phải gồng lỗ mệt nhọc. Trong khi đó, có những người cần chưa tới 100 triệu, thậm chí chỉ 50 triệu vẫn triển khai trơn tru. May mắn, thời cơ chỉ chiếm phần nhỏ, còn lại phải nhờ kỹ năng và sự tìm tòi kỹ càng. Bí quyết của sự thành công không thể vắng mặt những điều thường bị làm – qua – loa dưới đây. 

mở quán cơm văn phòng

Nghiên cứu, khảo sát thị trường

Những ai dự định mở tiệm bán đồ ăn đều biết đây là việc cần làm. Hạn chế tư tưởng chạy theo đám đông vì cạnh tranh đã quá nhiều. Thay vì tập trung vào phong cách, nên khảo sát xem thị trường đang thiếu và cần gì.

Bạn có thể làm được gì để vừa tạo sự đổi mới lại thu hút được thực khách lâu dài. Chẳng thể nào cứ nghiên cứu và khảo sát cả năm ròng mà không bắt tay vào làm. 

Lên kế hoạch kinh doanh chi tiết

Đã xác định được quy mô thì chắc chắn phải lập kế hoạch để list các hạng mục cần làm. Plan được dùng để chủ quán luôn đi theo đúng quỹ đạo, mục đích đã đặt ra ban đầu. Kế hoạch càng chi tiết thì chất lượng quán sau khi “xây” càng được đánh giá cao. Để các công việc được chi tiết, rõ ràng, cần trả lời các câu hỏi:

kế hoạch kinh doanh quán

  • Ai? – Bán cho ai, tệp khách hàng chính là ai?
  • Cái gì? – Chạy theo mô hình nào, chủ yếu bán tại chỗ hay online,… Thực đơn cần xây dựng cố định, linh hoạt,… hay sáng tạo, mới mẻ,… 
  • Ra sao? – Phong cách bài trí của tiệm, cần thuê nhân viên hay không,… Chuẩn bị vốn xoay vòng trong giai đoạn đầu ra sao?

Còn nhiều vấn đề nhỏ khác nhưng plan bắt buộc phải có những tiêu chí cơ bản nói trên. 

Chuẩn bị đủ số vốn hoạch định

Khi đã lập kế hoạch, research và đánh giá tính khả thi, bạn sẽ nắm bắt được ngân sách cần có. Lúc này, nếu số tiền nằm trong khả năng thì có thể triển khai ngay. Nhưng chi phí bị vượt quá dự kiến thì phải cân đối lại các khoản đầu tư. Nên loại bỏ bớt những thứ không cần thiết trong giai đoạn đầu.

chuẩn bị vốn kinh doanh

Chọn điểm mở quán phù hợp

Bán cơm văn phòng thì nhất định phải tập hợp tại những điểm nhiều văn phòng, công ty. Nếu không cũng phải có mặt tiền rộng, chỗ để xe thoáng mát,… tiện đường đi lại. Hạn chế mở trong các Mall, TTTM,… vì shipper muốn lấy hàng cũng khó, mất nhiều thời gian hơn. Tránh những tuyến đường hay bị lụt lội, tắc cứng vỉa hè vào giờ tan tầm. Chọn điểm bán quyết định rất nhiều vào yếu tố thành công hay không nên phải cẩn trọng. 

chọn vị trí mở quán

Trang trí quán thanh lịch, tao nhã

Định hướng bán đồ cho NVVP thì quán không cần phải quá màu mè sặc sỡ. Thay vào đó, hãy hướng về style tối giản, hiện đại, tạo sự thoải mái vẫn hơn. Có thể chọn các tone màu trung tính như kem, nude, bơ sữa,… Vừa dịu nhẹ lại hợp với mô hình quán ăn, khiến không gian tươi sáng. Bàn ghế cũng không cần phải cao cấp nhưng cần đảm bảo được sự sạch sẽ nếu dùng lâu dài. Đặc biệt, trang bị thêm các dãy bàn đơn, team,… sao cho hợp lý. 

Tìm nguồn nhiên liệu đảm bảo

Mở bán cơm thường phải cần rất nhiều nguyên liệu để thay đổi món cho mới mẻ hơn. Chủ quán không nên nhập từ 1 bên duy nhất mà cần có phương án dự phòng. Trước khi đưa ra khay để thực khách chọn lựa thì phải test hương vị, màu sắc thật kỹ càng. Kiểm tra đầu vào không chỉ về mặt số lượng mà phải kiểm nghiệm độ tươi của nguyên liệu. 

nguồn cung cấp nguyên liệu đảm bảo

Đầu tư dàn bếp nấu công nghiệp

Bếp nấu ảnh hưởng đến năng suất ra món nên cần trang bị các công cụ tính năng đa dạng. Nồi cơm điện cỡ lớn quá là lạc hậu rồi, hiện nay chủ yếu dùng tủ nấu cơm. Nếu chưa có nhiều vốn thì xem xét các dòng 4 khay cũng đã giúp ích đáng kể. 

Tủ cơm công nghiệp

Ngoài nấu cơm, thiết bị còn chế biến đồng thời các món như rau củ luộc, gà hấp,… cùng 1 mẻ. Nếu biết tận dụng chức năng thì dụng cụ này sẽ mang đến rất nhiều lợi thế. Ưu tiên đồ inox cho gian bếp để tăng tính an toàn, dễ dành dọn dẹp sau khi nấu nướng. Cùng với đó là các trang thiết bị cần thiết để phục vụ thực khách như quạt, điều hòa,… 

➤ ➤ ➤  THÔNG TIN VỀ: Tủ nấu cơm công nghiệp cũ

Hoàn thiện thủ tục pháp lý

Với các quán ăn cần thuê mặt bằng, có 3 loại giấy tờ cần đáp ứng ngay lập tức:

  • Giấy phép kinh doanh
  • Giấy chứng nhận ATVSTP
  • Giấy cam kết PCCC

hoàn thiện thủ tục mở quán

Chủ quán còn phải xin phép BQL, chính quyền tại khu vực mở bán, cho phép kinh doanh. Nếu tổ chức các quảng bá, dùng nhạc, thuê MC thì phải xin phép trước. Quan trọng không kém còn có giấy tờ khai báo thuế, đảm bảo vệ sinh lân cận (xả – thải rác, nước thải,…).

Tuyển đầu bếp, Ekip phục vụ

Không thể nào mà mở quán ăn chỉ có 1 nhân viên – kiểm chủ quán – kiêm đầu bếp – kiêm dọn dẹp đúng không nào. Trừ khi đó là tiệm quy mô nhỏ – nhưng như vậy không đáp ứng được mô hình “cơm văn phòng”.  Giai đoạn đầu khó khăn có thể nhờ người thân, bạn bè,… làm phục vụ (nếu bạn có kỹ năng nấu bếp hoặc ngược lại). Cần thuê đầu bếp chuyên nghiệp, NV phục vụ nếu muốn phát triển rộng rãi hơn. Mỗi người đều nên training, kiểm tra nghiệp vụ thật kỹ càng,… hạn chế phát sinh lỗi trong các khâu vận hành. 

Lên chiến lược marketing

Quảng cáo online không nhất thiết phải chạy ngay từ đầu. Những cách PR thủ công chưa không cần lên chiến lược quá cụ thể. Tuy vậy, vẫn phải tính toán ưu đãi khai trương sao cho hợp lý, có thời hạn kết thúc rõ ràng. 

marketing cho quán cơm

Không chuyên về công nghệ số, nên thuê bên thứ 3 chạy mảng MKT online. Hoặc đơn giản lập page về tiệm và nhờ bạn bè, người thân like và share giúp.

Đa dạng menu bày bán

Đầu bếp không cần thay đổi menu mỗi ngày, nhưng thêm vài món mới mỗi tuần rất hợp lý. Loại bỏ những món ít sự lựa chọn, thay bằng món bán chạy hơn,… Tất cả món ăn đều phải được test, chạy thử để kiểm chứng được sự ủng hộ của thực khách. 

menu quán đa dạng

2. Lường trước một số rủi ro khi kinh doanh cơm văn phòng

Bất cứ việc buôn bán nào cũng tồn tại những tình huống “vô tình” xảy đến, không nằm trong kế hoạch. Hầu hết các chủ quán đều đã, đang và sẽ đối mặt với vấn đề bất ngờ này ít nhất 1 lần. Với các mô hình kinh doanh có quy mô, mặt bằng rộng thì càng khó kiểm soát hơn. Cùng điểm qua vài chuyện khó mà lường trước được để có cách xử lý tốt nhất. 

rủi ro khi kinh doanh quán cơm

2.1 Khách ăn cơm bị ngộ độc

Nếu ngộ độc do chủ quan từ phía khách hàng thì không thể lấy lý do rằng “người khác ăn không sao” để từ chối xử lý.  Có thể thực khách đã ăn gì đó ở nơi khác, sau đó đến quán của bạn,… Hoặc khách bụng yếu, trúng gió,…

Biết chắc lý do không phải xuất phát từ quán cũng không nên đôi co mà phải giải quyết dứt khoát. Về phía nhà hàng, hãy cẩn trọng ngay từ khâu nhập nguyên liệu, tiếp đến là quá trình chế biến,… 

người ăn bị ngộ độc

Nếu nguyên nhân ngộ độc của khách xuất phát từ quán bạn, đó sẽ là cuộc khủng hoảng lớn. Ngoài ra còn phải đề phòng các trường hợp khách bị dị ứng,… Không nên nấu những món quá cầu kỳ, cần nhiều gia vị hay kết hợp nguyên liệu lạ với nhau. 

2.2 Nguy cơ cháy nổ bếp nấu

Không nên đặt bếp trong các không gian kín, dễ hấp hơi nước và sinh ra ẩm mốc. Bên cạnh đó, kết hợp bảo dưỡng, bảo trì cũng như tổng vệ sinh bếp theo đúng định kỳ. Nếu dùng nhiều đồ điện, nên bố trí aptomat đơn + cầu dao tổng xen kẽ, dễ thao tác khi cần. Dùng bếp gas thì chắc chắn phải có ống thông khí, không để khí thải lưu lại trong không gian.

cháy nổ bếp nấu

2.3 Đối thủ cạnh tranh chơi xấu

Đối thủ khai thác cùng ngách kinh doanh sẽ tìm cách để hạ bệ thương hiệu của bạn. Có rất nhiều “trò” chơi xấu mà điển hình là vote 1 sao, viết review tiêu cực về quán,… Vì thực tế, tìm được kẻ chơi xấu cũng đủ tốn thời gian và công sức. 

đối thủ chơi xấu

Đây là lúc cần nhờ đến sức mạnh của truyền thông, PR,… Nếu không muốn bị bôi đen, hãy làm tốt tất cả các khâu,… Từ việc chế biến hương vị, phục vụ tại quán, đóng gói take away,… Đừng biến những bình luận bêu xấu kia trở thành sự thật, làm cho KH trải nghiệm tồi tệ. Chỉ có “chất lượng” từ trong tâm mới không lo bị lật đổ bởi bất kỳ chiêu trò nào.  

3. Gợi ý một số phong cách quán cơm văn phòng hút khách

So với quán bình dân thì cơm văn phòng cần đầu tư hơn về không gian cũng như phong cách. Không tính những tiệm bán theo mô hình online, đã mở quán thì phải chú ý màu sắc, chi tiết. Đặc biệt, cách bày trí bàn ghế, dụng cụ,… phải có sự logic, tạo sự thuận tiện cho thực khách. Những style mới mẻ nhưng không kém phần tiện nghi dưới đây chắc chắn sẽ mang đến nhiều ý tưởng. 

thiết kế quán cơm văn phòng

Những tips mở quán cơm văn phòng trên đây đã được share nhiều nhưng chẳng mấy ai note lại. Thực tế, những vấn đề tưởng chừng nhỏ nhặt này lại có sức tác động rất lớn. Đừng vội coi thường mà tự hoạch định hướng đi khi chưa có bất cứ kinh nghiệm nào. 

Hỏi đáp

Không có bình luận nào

Đánh giá 99+ Kinh nghiệm mở quán cơm văn phòng: Tỉ lệ thắng 95%
Gửi ảnh thực tế
0 ký tự (Tối thiểu 10)
Bạn cảm thấy thế nào về sản phẩm? (Chọn sao)
Tin xem nhiều
Bài viết liên quan
Đăng ký tư vấn để
nhận ngay ưu đãi lớn

Tìm hiểu 1 năm không bằng lắng nghe 1 câu tư vấn!

Chat Zalo
showromm Showroom
Gọi ngay