Skip to main content

Cấu tạo máy làm đá viên: Sơ đồ & Nguyên lý vận hành cụ thể

Thực tế, cấu tạo máy làm đá viên rắc rối hơn so với vẻ ngoài đầy sự tối giản. Nếu nắm rõ cấu trúc, về cơ bản sẽ dễ nhận biết, đánh giá hơn khi xảy ra sự cố. Nguồn thông tin này không hề thừa thãi đâu, mời bạn dành 2″ để nghiên cứu nhé!

1. Cấu tạo máy làm đá viên: 10 bộ phận quan trọng

Các đơn vị thường sẽ có bản thiết kế độc quyền riêng về cấu tạo, hình dáng máy. Tuy nhiên, các phụ tùng tạo thành lại không có sự khác biệt mấy. Bởi phải có những chi tiết đó, mặt hàng mới đủ năng suất và chất lượng mong muốn. Dù kích thước, vẻ ngoài như nào, máy đá viên cũng không thể thiếu các thành phần sau. 

1.1 Vỏ máy

Thường thấy nhất là lớp vỏ được làm từ inox 201 với độ cứng cáp cực cao. Thế nhưng, thị trường hiện nay đã mix thêm inox 304 để tăng độ bền bỉ.

vỏ máy làm đá viên

100% vỏ máy sẽ được tạo từ chất liệu đồng nhất, vừa cách nhiệt lại cách điện. Khi vận hành không lo bị rò rỉ điện qua lớp vỏ. 

1.2 Máy nén

Có thể nói đây là bộ phận có size lớn nhất trong hệ thống làm đá viên. Linh kiện mang nhiệm vụ vô cùng quan trọng: Nén khí lạnh bằng áp suất cao và đẩy khí qua dàn lạnh.

block nén máy đá viên

Lock máy chính là tên gọi khác của chi tiết này, giúp kiểm soát được công suất chạy tối đa. Từ đó đảm bảo được hiệu năng làm việc của cỗ máy trong thời gian dài. 

1.3 Hệ thống bay hơi

Hệ thống được lắp nhằm thoát hơi nước cho nhiệt độ được cân bằng hơn. Tối ưu nhất có thể quy trình làm đá, không bị các thông số dư thừa khác làm ảnh hưởng. Đây chính là 1 trong những cấu trúc chính, cần phải có của sản phẩm này.  

Hệ thống bay hơi máy đá viên

1.6 Bình tách lỏng

Là chi tiết hỗ trợ cho máy nén – tách hơi lỏng bị lẫn trong hơi gas. Trước khi phần gas lạnh này được đưa vào máy nén thì nó phải ở thế khí hoàn toàn. Nếu lẫn gas lỏng thì máy nén sẽ “đình công” ngay do bị xung đột. 

Bình tách lỏng máy tạo đá viên

1.6 Bình tách dầu

Cũng là 1 linh kiện để chuyển hóa cho các nhiên liệu, hỗ trợ sự vận hành trơn tru của máy nén. Máy nén chạy sẽ đào thải ra môi chất nóng – bình tách dầu sẽ tách dầu từ hợp chất này, đẩy lại về các-te của máy nén. Tiết kiệm nhiên liệu và tăng độ bền cho phụ tùng. 

Bình tách dầu máy làm đá

1.7 Bình chứa cao áp

Bình chứa này là phụ kiện cần thiết cho các dòng máy làm đá công nghiệp nói chung. Dùng để chứa chất lỏng đã ngưng tụ, giảm và cân bằng nhiệt cho các chi tiết liên quan. Đảm bảo van lưu hoạt động đúng chức năng và thực sự ổn định khi cấp lỏng. 

Bình chứa cao áp máy đá viên

1.8 Cửa máy

Nắp máy được tạo từ inox, hợp kim đồng chất với lớp vỏ. Kèm theo tay cầm, khóa chốt (tùy nhu cầu) giúp đóng mở dễ dàng, bảo quản đá cẩn trọng hơn. Cửa máy luôn được đóng khi thiết bị vận hành và đang trong quá trình tạo đá.  

cửa máy làm đá viên

1.9 Bộ điều khiển

Hệ thống điều khiển được lắp với các mạch điện chi tiết bên trong. Hiển thị ra bên ngoài là bảng thông số điện tử với các nút bấm rõ ràng. Bật/tắt nguồn, quan sát đèn báo hiệu, điều chỉnh độ dày/mỏng sẽ cho ra chất lượng đá theo ý muốn. 

điều khiển máy tạo đá viên

1.10 Khe tản nhiệt

Khe tản nhiệt được gia công ngay trên vỏ máy, thường nằm đằng sau hoặc phía trước (gần chân máy). Tương tự như nhiều sản phẩm khác có tạo hình, khe này dùng để thoát nhiệt. Tránh máy bị nóng, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực lên các bộ phận trong. 

khe tản nhiệt máy làm đá

✖✖✖ THAM KHẢO ĐỊA CHỈ MUA: Máy làm đá viên tại Đà Nẵng uy tín nhất

2. Cách sử dụng máy làm đá viên đơn giản, hiệu quả, tiết kiệm

2.1 Hướng dẫn sử dụng

B1 – Kiểm tra, lắp đặt:

  • Đặt máy trong môi trường có nhiệt độ ổn định, tối đa 30 độ C. Tiến hành lắp các linh kiện từ dưới chân lên đến trên cùng. 
  • Nhiệt độ môi trường mà dưới 0 độ C thì không nên cho máy hoạt động.
  • Kết nối nguồn nước đúng theo đường ống đã được thiết kế sẵn. 

cách dùng máy làm đá viên

B2 – Vận hành thiết bị:

  • Bật công tắc, đèn đỏ sẽ bật sáng trước. Tiếp đến, đèn xanh lá + ánh sáng xanh thế chỗ báo hiệu máy đang khử trùng và tự kiểm tra. 
  • Điều chỉnh các nút mũi tên tăng/giảm để đá đạt độ dày/mỏng theo đúng ý muốn. Không nên thiết lập chế độ quá mỏng mà còn phải xác định dựa trên thời tiết bên ngoài.  

B3 – Bảo dưỡng, vệ sinh định kỳ:

  • Quạt + bộ lọc gió cần được vệ sinh theo đúng thời hạn, tối thiểu 6 tháng/lần. 
  • Ngắt mọi nguồn điện và nguồn nước nếu muốn dọn rửa bình ngưng. Nếu máng nước xuất hiện cặn vôi thì cần cọ cho sạch sẽ. 
  • Nên mua các thiết bị có thời gian BH lâu dài, nhận được sự đảm bảo, hỗ trợ từ phía người bán. 
  • Không để nước dư thừa đọng lại quá lâu trong máy. Cuối mỗi buổi nên loại bỏ toàn bộ hoặc kiểm soát chặt chẽ lượng nước. 

lưu ý khi sử dụng máy đá viên

2.2 Lưu ý khi dùng

Thiết bị chạy tự động nên không cần tác động gì nhiều. Và phải luôn “nằm lòng” những lưu ý dưới đây:

  • Hãy chắc chắn rằng khi bật nguồn là nước được cấp vào đồng thời. Nếu không có nước, máy sẽ vẫn chạy nhưng chẳng có gì được tạo ra cả. Tốn điện, gây hỏng hóc các chi tiết, cháy máy,… 
  • Nếu thấy đá thành phẩm bị rỗng bên trong, hãy kiểm tra mật độ cặn đá vôi trong bình nước. Loại bỏ lớp cặn này, đá sẽ trở về chất lượng hoàn hảo ban đầu. 
  • Tuyệt đối không dùng máy ngay sau khi được vận chuyển, cần lắp đặt và để nghỉ khoảng 1 ngày. 
  • Khi máy đang chạy thì không dịch chuyển, không để gần các vật phát nhiệt,… 

lưu ý khi vận hành máy đá viên

Với những thông tin về cấu tạo máy làm đá viên trên đây, hi vọng bạn sẽ “hiểu” thiết bị hơn. Từ đó sử dụng đúng cách, phát huy tối đa khả năng của mỗi kiểu mẫu riêng biệt. Nếu máy hỏng mà không có kinh nghiệm thì nên gọi thợ ngay, không nên tự biên – tự diễn. 

Hỏi đáp

Không có bình luận nào

Đánh giá Cấu tạo máy làm đá viên: Sơ đồ & Nguyên lý vận hành cụ thể
Gửi ảnh thực tế
0 ký tự (Tối thiểu 10)
Bạn cảm thấy thế nào về sản phẩm? (Chọn sao)
Tin xem nhiều
Bài viết liên quan
Đăng ký tư vấn để
nhận ngay ưu đãi lớn

Tìm hiểu 1 năm không bằng lắng nghe 1 câu tư vấn!

Chat Zalo
showromm Showroom
Gọi ngay