Khi tìm mua các sản phẩm thiết bị trưng bày, bảo quản, không ít người đã nghe thấy thuật ngữ kính low E. Vậy kính low E là gì? Có vai trò, công dụng như thế nào trong các sản phẩm, các công trình thực tế? Cùng tìm hiểu bài viết của Kanawa để giải đáp nhé!
1. Kính low E là gì? Ưu điểm nổi bật của kính low-E
1.1. Kính low E là gì?
Kính Low E (Low Emissivity Glass) là loại kính được phủ một lớp hợp chất đặc biệt trên bề mặt giúp giảm sự truyền nhiệt từ bên ngoài vào trong và ngược lại. Lớp phủ này thường là lớp bạc mỏng, có khả năng phản xạ tia hồng ngoại, giúp ngăn chặn sự mất nhiệt trong không gian.

Mặc dù lớp phủ này có tác dụng giảm nhiệt, nhưng kính vẫn giữ độ sáng trong, cho phép dễ dàng quan sát từ ngoài vào trong. Kính Low-E còn có khả năng giảm tác động của tia UV, giúp bảo vệ sức khỏe và giảm thiểu sự phai màu của đồ vật. Với những tính năng này, kính Low-E trở thành một giải pháp hiệu quả cho các công trình cần tối ưu hóa cũng như tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng.
1.2. Ưu điểm
Tiết kiệm năng lượng
Kính Low-E sở hữu hệ số phát xạ nhiệt cực thấp (≤ 0,04), giúp làm chậm quá trình thất thoát nhiệt đáng kể so với kính thông thường. Với khả năng phản xạ lên đến 96% tia hồng ngoại, loại kính này giữ nhiệt độ phòng ổn định, giúp giảm chi phí cho hệ thống điều hòa, sưởi ấm mà vẫn đảm bảo môi trường sống thoải mái.
Bảo vệ vật dụng và sức khỏe da
Lớp phủ đặc biệt trên kính Low-E giúp cản trở phần lớn tia UV có hại, giảm nguy cơ phai màu nội thất và ảnh hưởng tiêu cực đến làn da. Nhờ đó, không gian sống trở nên an toàn hơn, đồng thời kéo dài tuổi thọ của các thiết bị ứng dụng như tủ đông, tủ mát,…

Tận dụng ánh sáng tự nhiên
Kính Low-E không chỉ giảm nhiệt mà còn cho phép ánh sáng tự nhiên đi vào phòng mà không gây cảm giác oi bức. Nhờ vậy, bạn có thể tận hưởng không gian sáng sủa, thoáng đãng mà không cần phụ thuộc quá nhiều vào hệ thống chiếu sáng nhân tạo. Từ đó, giảm đáng kể mức tiêu thụ điện năng.
Giảm chói, bảo vệ thị lực
Với cơ chế phản xạ và điều chỉnh cường độ ánh sáng, kính Low-E giúp giảm độ chói, mang lại tầm nhìn dễ chịu hơn cho mắt. Điều này đặc biệt hữu ích đối với không gian làm việc, phòng khách hay các khu vực có nhiều ánh sáng mặt trời chiếu vào, giúp bảo vệ thị lực và nâng cao sự thoải mái khi sử dụng.

2. Có những loại kính low-E nào trên thị trường?
Ngoài khái niệm kính Low E là gì, bạn cũng nên tìm hiểu các loại kính để có thêm những kiến thức giúp lựa chọn hay ứng dụng loại kính này phù hợp hơn. Trên thị trường hiện nay, kính Low-E được chia thành hai loại chính, phù hợp với từng điều kiện khí hậu khác nhau:
2.1. Kính low-E nhiệt đới
Kính Low-E nhiệt đới là lựa chọn lý tưởng cho những khu vực có khí hậu nóng ẩm, đặc biệt tại Việt Nam. Loại kính này giúp giảm thiểu tác động của nhiệt độ cao, đồng thời tối ưu hóa ánh sáng tự nhiên trong không gian sống.

Đặc điểm nổi bật:
- Có hệ số hấp thụ nhiệt mặt trời (SHGC) thấp (≤0.27), giúp giảm lượng nhiệt truyền vào không gian bên trong.
- Hạn chế sự hấp thụ nhiệt từ mặt trời, giúp duy trì không gian mát mẻ và giảm chi phí làm mát.
- Kiểm soát độ chói mà không làm giảm đáng kể độ sáng, mang lại sự thoải mái cho thị giác người nhìn.
- Độ truyền sáng linh hoạt với hai dòng sản phẩm phổ biến: Low-E T40 (truyền sáng 40%) và Low-E T50 (truyền sáng 50%), đáp ứng nhu cầu ánh sáng tự nhiên mà vẫn hạn chế hiện tượng chói lóa.
- Cách nhiệt hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí năng lượng khi sử dụng điều hòa.
2.2. Kính low-E ôn đới
Kính Low-E ôn đới được thiết kế cho các khu vực có khí hậu lạnh, giúp tối ưu hóa việc giữ nhiệt bên trong và hạn chế thất thoát nhiệt ra ngoài.

Đặc điểm nổi bật:
- Tận dụng hiệu quả nguồn sáng và nhiệt từ mặt trời, giúp làm ấm không gian nội thất mà không gây cảm giác bức bối.
- Độ truyền sáng cao (T≥65%), đảm bảo lượng ánh sáng tự nhiên dồi dào mà vẫn bảo vệ sức khỏe người dùng bằng cách giảm thiểu tia UV có hại.
- Hệ số truyền nhiệt thấp (U-value ≤ 1.3 W/m².K), giúp duy trì nhiệt độ ổn định bên trong, hạn chế thất thoát năng lượng sưởi ấm.
- Giảm chi phí vận hành hệ thống sưởi nhờ khả năng phản xạ nhiệt từ lớp phủ bạc (Ag), giúp giữ không gian luôn ấm áp vào mùa đông.
Nhìn chung, kính Low-E là giải pháp tối ưu cho cả vùng khí hậu nóng và lạnh. Loại kính này giúp nâng cao hiệu suất năng lượng của công trình xây dựng đồng thời mang lại sự thoải mái cho người sử dụng.
>>> Khám phá thêm: Công nghệ Ultra Cooling Technology là gì? Ý nghĩa & Vai trò ở tủ đông, tủ mát
3. Ứng dụng thực tế của kính low-E là gì?
Kính Low-E không chỉ được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng mà còn được ứng dụng trong lĩnh vực chế biến, bảo quản và trưng bày sản phẩm. Loại kính này đang dần thay thế những loại kính tủ thông thường và trở thành bộ phận không thể thiếu trong các sản phẩm như:

- Tủ mát trưng bày thực phẩm trong siêu thị
- Tủ bảo quản rượu vang
- Tủ trưng bày bánh kem
- Tủ đông mặt kính công nghiệp
- Tủ bảo quản dược phẩm và thiết bị y tế
- Tủ mát/ tủ đông bàn chặt
- Lò nướng công nghiệp
- …
Nhờ khả năng kiểm soát nhiệt và ánh sáng hiệu quả, kính Low-E giúp duy trì môi trường ổn định, bảo vệ hàng hóa khỏi tác động tiêu cực của nhiệt độ và tia UV.
4. Cách lựa chọn loại kính low-E phù hợp
Việc lựa chọn kính Low-E có ảnh hưởng khá lớn đến việc tối ưu hóa hiệu suất năng lượng, đảm bảo sự thoải mái cho không gian và tiết kiệm chi phí vận hành. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi lựa chọn loại kính Low-E phù hợp:

- Xác định điều kiện khí hậu khu vực sử dụng để lựa chọn kính ôn đới hay kính nhiệt đới.
- Xác định mục đích sử dụng để lựa chọn màu sắc, khả năng cách nhiệt, chống UV của loại kính phù hợp.
- Xem xét các hệ số U-value, SHGC để đánh giá khả năng chống bức xạ nhiệt, tiết kiệm năng lượng của kính.
- Cân nhắc ngân sách và địa chỉ mua hàng để đảm bảo mua được sản phẩm chất lượng, bền bỉ.
Mong rằng qua bài viết của Kanawa, bạn đã hiểu được kính low E là gì và vai trò của nó trong các sản phẩm thiết bị công nghiệp, các công trình xây dựng,… Từ đó, đưa ra sự đầu tư thông minh để tối ưu hóa hiệu suất năng lượng và mang lại lợi ích cho công việc của mình.