Skip to main content

Bí quyết nấu phở bò gia truyền: Thơm, Ngon, Đúng chất xưa

Bí quyết nấu phở bò gia truyền là thứ mà chẳng mấy ai chia sẻ với nhau. Đặc biệt là khi công thức ấy được vận dụng vào việc kinh doanh “độc tôn” cho thương hiệu. Dù sau này có nhiều loại được biến tấu, sáng tạo nhưng phở bò vẫn chiếm vị trí đầu bảng. Do đó, càng nhiều người muốn có được công thức “bất hủ” nói trên. Bài viết này không gửi đến bạn “bí kíp” gia truyền của riêng nhà nào. Thay vào đó, bạn sẽ biết cách nấu thơm, ngon, chuẩn vị xuất phát từ thời xưa cũ. 

phở bò gia truyền

1. Bật mí bí quyết nấu phở bò gia truyền thành công

Nếu nấu phở là nghệ thuật thì người nấu chính là 1 nghệ sĩ. Câu nói này quả không sai chút nào! Để Kanawa mách bạn cách có được tô phở thu hút thực khách ngay từ hương thơm.

1.1 Cách nấu

Hầm xương không thể vội vàng mà phải bình tĩnh và từ tốn. Nếu ta dùng mọi cách để hoàn tất nồi nước lèo nhanh chóng, phở sẽ chẳng thể nào tròn vị. Vì vậy, cách nấu luôn chiếm tỷ lệ thành công rất cao khi chế biến phở. Hơn nữa, công việc này không dành cho những ai có tính cách hấp tấp, vội vàng. Kể cả bước hớt bọt hay nêm gia vị cũng phải thực hiện tuần tự, theo đúng hướng dẫn. Người nào có cách nấu thành thục là đã chiếm 50% khả năng cho ra nồi nước hầm ngon. 

cách nấu phở

1.2 Cách chọn nguyên liệu

Trong sự thành bại của hương vị phở bò gia truyền, nguyên liệu chiếm khoảng 35%. Nếu chọn phải phần xương hay thịt bị ôi, hỏng là “tác phẩm” của bạn sẽ đi tong. Không có cách khắc phục nào dành cho việc mua nhầm, không biết mua đồ. Đối với các cơ sở kinh doanh, việc chọn đối tác cung cấp nguyên vật liệu vô cùng cần thiết. Nếu không cẩn thận, chúng sẽ ảnh hưởng đến thanh danh và uy tín của thương hiệu. Nặng nề hơn là có thể làm tổn hại đến sức khỏe của thực khách. 

1.3 Những gia vị cần thiết 

Các loại quả khô đặc trưng trong phở có thể kể đến như hồi, thảo quả, quế,… Bên cạnh đó, nấu nước lèo xương bò không thể thiếu gừng và hành tím nướng. Chỉ cần thiếu 1 trong các nguyên liệu nói trên, mùi vị sẽ bị ảnh hưởng. Người nào ăn quen là có thể nhận ra ngay sự thiếu sót bên trong. Vì thế, nếu muốn nấu được thành phẩm ngon thì hãy mua đủ hương liệu cần thiết. 

gia vị nấu phở bò

2. Cách nấu phở bò gia truyền cực ngon ngay tại nhà

Trên thực tế, nấu phở bò không khó. Thế nhưng, công việc này lại chiếm dụng khá nhiều thời gian. Nếu có 1 ngày rảnh, bạn mới có thể tự tin thực hiện món ăn này. Ngay từ công đoạn đi chợ đã có khá nhiều thứ cần cần mua. Bạn note kỹ lại để tránh bỏ sót nhé!

2.1 Mua nguyên liệu

  • Xương đuôi bò/ xương ống
  • Nạm, thăn bò
  • Phở tươi
  • Gừng, hành tím, hành tây,…
  • Thảo quả, hồi, quế, hạt mùi,…
  • Hành lá, mùi ta,…
  • Rau ăn với phở: Húng quế, húng láng, mùi tàu,…

2.2 Các bước nấu phở

Trước khi về nhà, bạn kiểm tra lại danh sách các đồ cần mua thêm 1 lần. Nếu thiếu bất cứ thứ gì (dù nhỏ) cũng nên bổ sung ngay lập tức. Khi bắt tay chế biến, ta sẽ tập trung hoàn toàn vào các công đoạn. 

các bước nấu phở bò

Bước 1: Sơ chế xương, khử mùi

Thịt bò thường có mùi đặc trưng khá gây, nhiều người không thích ngửi mùi này. Vì thế, trước hết ta phải khử mùi, đặc biệt là phần xương.

  • Ngâm thịt bò với nước gạo và 1 củ gừng nướng đập dập khoảng 15-20’’. Sau đó rửa sạch và để ráo. Có thể bọc kín lại thành khối và cho vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 30’’. Như vậy, thịt dễ xắt lát mỏng, tạo thớ đẹp hơn nếu ăn tái.
  • Xương bò ngâm cùng giấm và gừng nướng đập dập khoảng 3-4h. Trong thời gian đó, hãy dùng muối chà xát nhẹ nhàng khắp phần xương. Sau đó, rửa sạch và trụng sơ với nước ấm (không dùng nước sôi). Sau khi trụng thì rửa với nước thêm nhiều lần. Thành phẩm thu được là những khúc xương trắng ngần, không hôi mùi bò.

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu còn lại

nướng hành

  • Nếu có bếp than hoa, hãy nướng gừng, hành tím, hành tây sau đó bỏ phần cháy xém. Đập dập gừng, hành tím, bỏ múi cau hành tây và cho vào 1 chiếc túi lọc, buộc kín lại.
  • Làm tương tự với các hương liệu như hồi, quế,… Tuy nhiên, không nướng mà rang trên lửa nhỏ, hoặc ho lò vi sóng. Miễn sao thấy mùi thơm. Tiếp tục dùng 1 túi lọc khác cho các loại gia vị này vào, buộc kín.
  • Rau thơm ăn sống nên cần được nhặt kỹ và khử trùng bằng nước muối cẩn thận. Riêng hành lá, mùi ta (ngò rí) thì cắt nhỏ để rải lên phở khi trình bày.

Bước 3: Ninh xương, nấu nước lèo

  • Cho xương vào nồi, đổ ngập nước và để công suất hoạt động tối đa. Sau khi nước sôi thì giảm nhiệt, hớt bọt và hầm trong 30-45’’.
  • Thả túi hành tây vào nồi và hầm thêm 30’’.
  • Sau cùng là túi hương liệu, hầm trong 60’’. Có thể đun lâu hơn nếu có thời gian. Tủy xương tiết ra càng nhiều thì nước dùng càng có dưỡng chất.
  • Chắt nước lèo ra 1 chiếc nồi khác, bắt đầu nêm gia vị sao hợp khẩu vị với người ăn. Không nên cho nước mắm, vì nước phở nấu xong sẽ bị chua. 
  • Thành phẩm nước dùng trong veo, không lợn cợn cặn xương. Phải cảm nhận được từng hương vị cấu thành như gừng, hồi, quế,… Vị ngọt thanh nhè nhẹ, không nhiều váng mỡ nổi lên trên bề mặt. 

nước lèo ăn phở

Bước 4: Trang trí và thưởng thức

  • Chần bánh phở với nước sôi và cho ra tô lớn. 
  • Thái mỏng thịt bò, dùng dao ép dẹp và đặt lên trên tô phở (nếu muốn ăn tái). Ăn chín thì hãy thái mỏng thịt và trụng với nước sôi. Không nhúng các nguyên liệu trên vào nước lèo.
  • Rắc hành, mùi một cách cẩn thận, Sau đó là chan nước lên trên cùng. Sức nóng từ nước sẽ làm thịt bò vừa chín tới, ăn ngọt và mềm vô cùng.
  • Khi ăn hãy thêm chút ớt chưng, chanh, quẩy, rau sống để thêm phần dinh dưỡng và hương vị đậm đà. 

✔✔✔ XEM NGAY VỀ: Phở Tái Gầu

3. Lưu ý để nấu phở bò gia truyền được hoàn hảo

Bạn thấy công thức nấu phở gia truyền cũng rất đơn giản phải không nào. Thế nhưng, có rất nhiều người không thành công sau lần đầu. Chắc hẳn việc đó xuất phát từ những lý do sau:

lưu ý nấu phở bò truyền thống

  • Sơ chế nguyên liệu không sạch: Mùi hôi sót lại trên bò rất dễ ảnh hưởng đến mùi vị của nước lèo. Vì vậy, bạn hãy thực hiện bước sơ chế thật cẩn thận và lần lượt với từng phần xương.
  • Đun lửa lớn: Khiến nước nhanh bị bốc hơi và cạn nhưng dưỡng chất không được tiết ra bên ngoài. Hơn nữa, bạn còn phải cho thêm nước để hầm xương khiến vị bị nhạt đi rất nhiều. Hơn nữa, đun lửa lớn còn khiến nước dùng bị lợn cợn nhiều vụn.
  • Thiếu nguyên liệu: Hãy kiểm tra xem còn loại gia vị nào bạn chưa bỏ vào không nhé! Chỉ 1 thứ không có là đủ để cho thành phẩm bị thay đổi. 
  • Nêm gia vị ngay khi đang hầm xương: Đây là lỗi sai nhiều người mắc phải. Việc nêm gia vị ngay khi hầm xương sẽ khiến nước lèo bị đục và có nhiều bọt, gây mất thẩm mỹ.

Bên cạnh đó, bạn cần thêm ngay những tips chọn nguyên liệu sau vào sổ tay:

chọn nguyên liệu nấu phở

  • Thịt bò, xương bò: Mua phần có màu đỏ tươi, không bị đọng máu bầm hay tái. Không mua những phần dính nhiều mỡ trắng, mỡ vàng. Không vì giá rẻ mà mua thịt kém chất lượng, có mùi hôi và bị nhớt khi sờ vào. Xương có độ rộng 3-4cm là vừa đủ cho kích thước con trưởng thành. Nên chọn khúc có đặc điểm như vậy. 
  • Bánh phở tươi: Nấu phở có thể dùng bánh phở khô. Thế nhưng lại không tiện lợi bằng phở tươi. Hơn nữa, chúng cũng mang đến hương vị ngon, dai hơn sợi ăn liền. Nên chọn những bánh phở có màu trắng tự nhiên, thơm mùi gạo. Những sợi màu vàng hoặc bị chua mùi thì không nên mua.
  • Rau thơm: Không nên mua cây đã nhặt sẵn. Nên chọn loại còn nguyên gốc, ít lá úa hay héo, dập. Mỗi loại đều có mùi thơm đặc trưng nên hãy phân biệt thật kỹ. Bạn có thể mua theo sở thích nhưng cần lưu ý những thực phẩm được phép kết hợp. 

4. Nấu phở bò gia truyền bằng nồi phở điện cho năng suất cao

Hầm xương mất thời gian như vậy! Thế nhưng tại sao các cửa hàng kinh doanh vẫn bán hàng trăm tô phở mỗi ngày từ rất sớm? Bí quyết của họ chính là nồi phở điện – thiết bị công nghiệp hiện đại cho gian bếp nhà bạn. Sản phẩm được thiết kế hoàn toàn bằng inox nên có độ bóng và bền bỉ nhất định.

nấu phở bò nồi điện kanawa

Ngoài ra, với nhiều mẫu mã và dung tích, người tiêu dùng cũng có lựa chọn đa dạng hơn. Nếu đang có ý định nâng cao năng suất, tiết kiệm thời gian và chi phí thì đây chính là giải pháp dành cho bạn. Một số ưu điểm nổi bật của nồi nấu phở điện có thể kể đến như:

  • Công suất lớn, khả năng đun sôi nhanh chóng, tích hợp cơ chế tiết kiệm điện.
  • Tuổi thọ lâu bền, thời hạn sử dụng lên tới 10 năm, có thể hơn nếu bảo quản tốt.
  • Tăng doanh thu với năng suất lên tới hàng trăm tô phở/ngày.
  • Tiện lợi, đun nấu đa năng từ hầm xương, nấu canh, luộc gà, trụng rau thịt,…
  • Chi phí đầu tư thấp, chỉ từ 2.6 triệu đồng đã có thể sở hữu ngay 1 thiết bị trong gian bếp.

➤➤➤ ĐỌC THÊM: Địa chỉ bán nồi điện nấu phở chất lượng, bảo hành dài lâu

Vậy là bí quyết nấu phở bò gia truyền chuẩn vị xưa đã được “bật mí” cho bạn rồi đấy. Còn không mau bắt tay vào luyện tập và nấu ra những món đậm đà hương vị ngay thôi nào! Mong bạn thành công với cách nấu cực đơn giản này!

Hỏi đáp

Không có bình luận nào

Đánh giá Bí quyết nấu phở bò gia truyền: Thơm, Ngon, Đúng chất xưa
Gửi ảnh thực tế
0 ký tự (Tối thiểu 10)
Bạn cảm thấy thế nào về sản phẩm? (Chọn sao)
Tin xem nhiều
Bài viết liên quan
Đăng ký tư vấn để
nhận ngay ưu đãi lớn

Tìm hiểu 1 năm không bằng lắng nghe 1 câu tư vấn!

Chat Zalo
showromm Showroom
Gọi ngay