Bạn nghĩ rằng việc thiết kế mẫu quán phở đẹp có thực sự cần thiết và quan trọng không? Đây là vấn đề mà bất kì một ai khi bắt đầu kinh doanh quán bán phở đều quan tâm đến và dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu. Vậy làm sao để vừa có thể làm tốt mà vừa có thể tối ưu được chi phí, thời gian cho công việc này. Các bạn hãy cùng tham khảo một số chia sẻ hữu ích sau của Kanawa nhé.
1. Mẫu quán phở đẹp có vai trò quan trọng như thế nào?
Nhìn chung thì với các ngành nghề dịch vụ nói chung và nghề bán phở nói riêng cũng vậy vấn đề hình thức bên ngoài có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Khi quán phở bạn đẹp, nổi bật, thu hút thì chắc chắn sẽ gây được thiện cảm cho khách hàng.
Còn nếu quán nhìn có vẻ hơi cũ, xấu thì đa số mọi người đều ngại ghé vào. Chính vì thế, nhiều người nấu phở rất ngon nhưng lại quên mất việc chú ý đến mẫu mã hình thức vậy nên buôn bán mãi vẫn chẳng thành công được.
Và ngoài lý do trên thì mẫu quán đẹp còn mang đến cho người chủ rất nhiều lợi ích có thể là ở ngay thời điểm hiện tại hoặc trong cả tương lai sau này như:
- Thể hiện được phong cách quán, giúp mọi người dễ nhận biết, ghi nhớ hơn
- Khẳng định vị trí và những gì quán đang làm được
- Giúp khách hàng dễ dàng tìm được đến quán ăn ngay cả khi không nhớ tên cụ thể
- …..
☛☛☛ XEM THÊM: Kinh nghiệm mở quán phở
2. Các tiêu chí cần có khi thiết kế mẫu quán phở đẹp
Chính vì vai trò đặc biệt như vậy nên khi thiết kế mẫu cho quán phở không thể làm qua loa cho xong được mà cần vạch ra các mục cần làm một cách chi tiết. Mục đích để không bị bỏ sót bất kì một vấn đề nhỏ nào và giúp thành quả cuối cùng được hoàn hảo nhất.
2.1 Phong cách thiết kế
Đầu tiên bạn cần phải định hướng phong cách cho quán phở. Đó là kiểu hiện đại không gian mở, kiểu truyền thống, kiểu gia đình ấm cúng hay một kiểu nào đó khác. Phong cách sẽ làm cho quán ăn có được tổng thể thống nhất chung. Và một khi đã làm tốt được ngay từ bước này thì các bước tiếp theo sẽ cực kỳ nhẹ nhàng, đơn giản. Phong cách cũng cần đi theo quy mô, nguồn vốn,….thế nên bạn cân đối giữa các vấn đề này.
2.2 Logo
Logo để khẳng định thương hiệu, sự riêng biệt của quán phở. Ngoài ra nó còn có thêm một tác dụng nữa đó là tạo sự uy tín, niềm tin và đặc điểm nhận biết cho khách hàng. Một khi khách hàng đã ghi nhớ logo của bạn thì họ chỉ cần nhìn logo là nhớ ra tên quán ngay.
Bởi vậy logo cần có sự sáng tạo, ấn tượng, đảm bảo không đạo nhái hay trùng bất kì Brand nào trước đó. Bạn có thể dùng logo này cho biên hiệu, in lên bát, đũa, hộp để đồ ăn….nhìn vừa đẹp vừa ý nghĩa.
2.3 Không gian
Không gian cần phải nhất quán với phong cách và được bố giống nhau. Quán ăn là nơi để thưởng thức, để khách hàng đến ăn uống, nghỉ ngơi sau một ngày làm việc, thế nên nó phải thật sự thoải mái.
Điều này được thể hiện ở nhiều khía cạnh như: bàn ghế kê ngay ngắn, khoảng cách giữa các bàn rộng, từ trên bàn ăn đến nền nhà luôn phải sạch sẽ…Những điều này tuy đơn giản thế nhưng nó lại góp công khá lớn làm quán phở đẹp lên.
2.4 Màu sắc
Ngày nay, đa số quán ăn khi thiết kế đều sẽ dùng một tông màu chủ đạo nào đó. Không hẳn là đồ dùng nào cũng phải có màu đó, nhưng nó sẽ xuất hiện nhiều hơn các màu khác, được sử dụng một cách rất tinh tế. Chú ý, nên chọn các màu hợp tuổi để làm ăn may mắn, màu không quá rực rỡ nhưng cũng không được bị chìm. Các gam màu nên ưu tiên là: vàng, xanh lá, nâu sáng, ghi sáng… sẽ làm quán của bạn vừa sạch vừa sang.
2.5 Ánh sáng
Quán phở thì ánh sáng lúc nào cũng rất cần thiết. Không chỉ giúp khách hàng quan sát được rõ đồ ăn mà còn giúp màu sắc thịt hay nước dùng nhìn hấp dẫn hơn đó. Có 2 nguồn ánh sáng chính là từ tự nhiên và từ điện. Khi xây dựng phải xem ánh sáng buổi sáng, buổi chiều ở vị trí này như thế nào. Từ đó mà thiết kế tường hoặc chỗ che chắn hợp lý.
Còn ánh sáng điện thì bạn phải tính xem nên lắp bóng ở vị trí nào, số lượng là bao nhiêu, nên chọn đèn trắng hay đèn vàng…
2.6 Nội thất
Một vấn đề nữa mà chủ quán phở cần làm đó chính là thiết kế nội thất cho quán. Nội thất gồm bàn ghế ăn phở ngồi cho khách, bàn nước tráng miệng và các đồ trang trí tranh, ảnh, khung, kệ …Với quán phở thì không cần quá nhiều đồ bởi khi nhiều quá gây vướng khi đi lại.
Nhưng cũng không được trống trơn quá làm quán cảm giác buôn bán không hiệu quả, khách hàng cũng sẽ có đánh giá không tích cực lắm.
➤➤➤ PHẢI XEM: 14+ Mẫu menu quán phở: Ấn tượng, Trendy, Thu hút nhất
3. Giới thiệu 5 mẫu quán phở đẹp cực thu hút khách
Trên thị trường hiện nay có đến vài nghìn quán phở, nhưng không phải mỗi quán lại có một phong cách riêng. Bạn có thể tham khảo 5 mẫu quán cực kỳ phổ biến sau:
3.1 Quán phở mặt phố
Đặc điểm nằm ở gần đường lớn, trung tâm thị trấn, huyện, phường…vậy nên thường thì mặt bằng quán sẽ rộng, biển quảng cáo lớn. Do vị trí đặc địa, thuận lợi cho việc kinh doanh thế nên giá thuê ở đây tương đối cao. Đôi khi bạn có vốn cũng chưa chắc đã nhanh tay thuê được.
Vì thế nếu mở tại địa điểm này thì bạn phải chắc chắn về tay nghề của mình, chất lượng phở như vậy mới dễ dàng hoạt động kinh doanh được. Và một khi đã thành công thì công việc kinh doanh của bạn sẽ lên như diều gặp gió luôn.
3.2 Quán phở nhà tầng
Phong cách này thường được áp dụng khi không gian quán nhỏ, diện tích ít thế nên phải mở lên tầng 2, tầng 3. Tuy nhiên, cũng không hẳn là nhược điểm mà đôi khi lại còn là ưu điểm. Khi quán nằm ở tầng cao có view thoáng, cho người ăn vừa thưởng thức vừa ngắm cảnh.
Quán kê được ít bàn nên cũng không bị ồn, khách này làm ảnh hưởng khách khác. Ngoài ra, bạn còn có cơ hội để nhiều bảng hiệu quán hơn để khách hàng có thể nhìn thấy được từ xa. Tuy nhiên việc phục vụ, quán lý sẽ có khó khăn nên bạn hãy cần nhắc.
3.3 Quán phở sân vườn
Có thể nói việc mở quán phở có sân vườn là kiểu sang chảnh nhất hiện nay. Thay vì ngồi ăn phở trong không gian truyền thống như trước thì nay khách hàng sẽ ngồi ở chỗ rộng rãi, có nhiều cây xanh và các bàn ăn được kê cách xa nhau để có sự riêng tư.
Để tận dụng lợi thế sân vườn thì người chủ thường sẽ bán phở kết hợp luôn với đồ uống để khách hàng đến có nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn luôn. Kiểu quán này hợp cho những nơi như Đà Lạt, Sapa, khu nghỉ dưỡng,…
3.4 Quán phở bình dân
Một kiểu quán mà chúng ta hay gặp nhất chính là quán phở bình dân. Phong cách này xuất hiện rất nhiều từ thành phố đến huyện xã đều có cả. Việc mở quán bình dân được xem là khá dễ dàng do nó tốn ít chi phí, phù hợp cho nhiều địa điểm và ai cũng có khả năng đầu tư được.
Lợi thế của phong cách bình dân là phục vụ được nhiều đối tượng khách hàng, lượng khách đến ăn thường xuyên, có nhiều khách quen và kinh doanh ổn định. Bạn có thể mở quán quy mô gia đình hoặc tư nhân đều được cả.
3.5 Quán phở phong cách châu Âu
Nếu thích hiện đại, phá cách và mang hơi hướng quốc tế thì bạn có thể theo đuổi phong cách châu Âu. Kiểu này sẽ chú tâm đến khâu phục vụ và nội thất quán từ bàn ghế, đồ dùng thìa, dĩa đến đồ trang trí, nội thất đều có phần khác biệt. Mặc dù, có mới lạ tuy nhiên quán phở kiểu Âu này chỉ hợp với các khu du lịch, khu có người nước ngoài sinh sống. Còn khi mở ở những khu khác thì khách hàng chỉ đến cho biết là chính chứ ít khi gắn bó lâu dài.
✔✔✔ THAM KHẢO BÀI VIẾT CHI TIẾT VỀ: Thiết kế quầy bán phở
4. Lưu ý cần nhớ khi lên kế hoạch thiết kế quán phở
Tất cả các thông tin trên có nhiều thật, thế nhưng đó vẫn chỉ ý tưởng phác thảo trên giấy. Bạn cần một công đoạn quan trọng nữa là thực thi. Và 4 điều cần lưu ý khi làm thực tế là:
4.1 Lựa chọn đơn vị thiết kế
Đơn vị thiết kế nhiều vô kể thế nhưng không phải chỗ nào làm cũng tốt. Vậy để biết ở đâu là đáng tin cậy nhất bạn hãy khảo sát trước các công trình mà mỗi đơn vị làm, xem họ có chuyên về quán phở không, xem chất lượng hoàn thành ra sao.
Cùng với đó, hãy hỏi kĩ giá các khoản mục tránh sự không thống nhất và hỏi xem có được bảo hành không nữa nhé. Bạn có thể dựa vào kinh nghiệm thiết kế, nhìn vào những điều họ tư vấn,….để có chọn lựa chính xác nhất.
4.2 Check kỹ đối thủ cùng ngành
Việc check có 2 mục đích thứ nhất là để không bị trùng lặp ý tưởng, màu sắc, hình ảnh với đối thủ. Mục đích thứ 2 là bạn có thể tham khảo qua những gì đối thủ đang có, sau đó học hỏi cái hay để phát triển cho mình. Điều này không sai phạm gì cả và cũng không làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của cả hai bên.
Tuyệt đối không nên bỏ qua bước này vì một khi bạn đã làm xong rồi mới biết bên mình vô tình giống một bên nào khác thì sẽ rất rắc rối.
4.3 Xác định chi phí
Từ làm biển hiệu, trang trí quán, mua nội thất…việc gì bạn cũng phải vạch ra được chi phí dự trù sẵn. Sau đó xem tổng phí đó có đủ với vốn mình đang có không, nếu không thì xem bớt hay giảm được cái gì là phù hợp nhất. Nhiều trường hợp không tính toán trước dẫn đến việc thiếu vốn trầm trọng làm việc kinh doanh dang dở, khó khăn và ảnh hưởng rất nhiều.
4.4 Tạo điểm nhấn đặc biệt
Sự khác biệt tạo ra thương hiệu đây là điều mà trong buôn bán ai cũng biết. Bạn có thể không khác về hình thức thì phải khác về chất lượng, cách phục vụ hoặc bất kỳ điều gì đó. Cái khác nên là điểm mạnh của quán như vậy thì sẽ mau chóng được khách hành chú ý và nhớ đến hơn. Bạn nên dành một chút tư duy, sáng tạo để làm điều này được hiệu quả.
Lựa chọn được mẫu quán phở đẹp phù hợp là con đường dẫn đến việc kinh doanh thuận lợi nhanh nhất. Hy vọng các bạn có đủ thông tin và các bí kíp để mở quán bán phở phát tài.