Là món ăn được người dân Hà Thành mê mẩn, phở gà ngon xuất sắc với nước dùng trong vắt và thịt ngọt thanh. Cách nấu phở gà miền Bắc cũng lắm công phu khi thành phẩm bắt buộc phải đảm bảo được sự tinh tế trong những tầng hương vị.
1. Đặc trưng phở gà miền Bắc so với phở gà miền Nam
Sáng dậy sớm chuẩn bị tươm tất, lượn xe ra hàng ăn gọi tô phở đùi gà nóng hổi, vắt tí chanh, cho thêm muỗng tương ớt, ăn xong là ấm bụng đến trưa. Cùng là một bát phở gà với những miếng thịt trắng nõn, nước dùng thơm phức, song phở Hà Nội lại có những điểm đặc trưng khác biệt so với phở gà miền Nam. Cụ thể là 3 điểm khác biệt sau:
1.1. Nước dùng chan
Cách nấu phở gà miền Bắc sẽ chuộng dạng nước dùng ít béo, thanh nhẹ, trong vắt. Khi húp vào không bị váng mỡ mà phải có mùi thơm của thịt gà tự nhiên.
Còn nước phở miền Nam lại thích đậm đà, có vị ngọt hậu đủ sâu. Màu nước dùng cũng đậm và đục hơn, khi ăn sẽ cảm nhận được độ thơm béo tự nhiên từ xương ninh.
1.2. Sợi phở
Sợi phở là nguyên liệu bắt buộc cần có để hoàn thiện bát phở gà. Phở mới được làm, còn ấm và thơm mùi bột gạo mới là bánh phở ngon, mới tôn vinh được hương vị các topping khác trong bát. Nhưng với sợi phở miền Bắc, người ta thường dùng loại bánh dẹt, to, ngắn, cắn ngập răng. Còn miền Nam thì chuộng sợi phở dài, nhỏ và mềm, khi gắp ăn tạo cảm giác nhẹ đũa, thoải mái.
1.3. Món ăn kèm phở
Người Bắc chính hiệu khi thưởng thức bát phở gà không dùng tương đen, không trụng thêm giá đỗ. Họ sẽ vắt 2-3 giọt chanh vào nước dùng, ăn kèm cặp bánh quẩy giòn thơm. Nếu ai thích ăn cay có thể cho thêm vài muỗng tương ớt xay được làm handmade từ ớt tươi.
Song với người miền Nam, họ lại thích độ ngọt dịu và beo béo của nước dùng. Vậy nên, tương đen, tương ớt thường được xịt thêm vào trước khi ăn. Đi kèm đó là gọi thêm những phần rau giá trụng xanh mướt, ngắt thêm rau mùi vào cho bát phở thêm dậy vị.
2. Cách nấu phở gà chuẩn vị miền Bắc ăn là mê
Ngày cuối tuần được lăn vào bếp xắn tay áo nấu món phở miền Bắc thơm ngon chuẩn vị, múc lần lượt ra bát chiêu đãi người thân thì còn gì tuyệt bằng. Học lỏm ngay cách mua nguyên liệu và chế biến món ăn ngay đây cùng thiết bị nhà bếp Kanawa:
2.1. Nguyên liệu
- 1 con gà ta (khoảng 1,5kg)
- Bánh phở tươi: 1kg
- Xương gà: 1.5kg -1.8kg
- Hành tây: 2 củ
- Gừng: 1 củ
- Hành tím: 1 củ
- Bột nghệ: 1 muỗng cà phê
- Lá chanh, hành lá, chanh, ớt, tiêu, rau thơm
- 1 thanh quế nhỏ, thảo quả, hoa hồi, la hán….
2.2. Chi tiết các bước
B1: Sơ chế nguyên liệu
- Cách 1: Pha muối và gừng, sau đó trộn hỗn hợp và thoa đều lên da gà.
- Cách 2: Pha muối và giấm ăn (hoặc chanh), chà hỗn hợp này lên mình gà. Sau đó, lấy gừng tiếp tục chà lên thịt gà để toàn bộ mùi hôi được khử sạch.
Hành tây, hành tím rửa thật sạch, bổ thành 4-8 khúc rồi đem lên chảo nướng cho đến khi nào bốc mùi thơm cùng gừng, quế chi, hoa hồi, đinh hương,… Cho các nguyên liệu này (trừ hành tây, hành tím) vào túi vải để chuẩn bị thả vào nồi nước lèo.
B2: Ninh nước dùng
Gà sau khi vệ sinh và để ráo nước, hãy lọc lấy xương, phần cổ và đầu cho vào nồi đun. Đổ thêm lượng nước tương ứng và bật lửa liu riu cho xương tiết hết chất ngọt.
Cho hành tím, hành tây đã nướng cùng gói gia vị bạn chuẩn bị trước đó thả vào nồi nước đang đun. Cứ tiếp tục ninh với lửa nhỏ từ 45-60 phút để nồi nước dùng được tròn vị nhất có thể. Sau cùng mới nêm thêm nước mắm, hạt nêm và các gia vị khác cho hài hòa.
B3: Chế biến phần thịt gà
Để miếng thịt được thơm ngon và thấm vị nhất, bạn có thể thả gà vào nồi nước dùng đang đun khi chưa nêm gia vị mà chỉ có gói hương liệu thảo mộc hoà vào. Việc này giúp thịt vừa được mọng nước, ngon ngọt, thơm đều, hấp dẫn. Khi luộc tầm 35-40 phút, bạn nhớ kiểm tra độ chín của gà bằng cách lấy đũa chọc vào thịt. Chỉ luộc gà chín tới, không luộc quá lâu để tránh thịt khô, nhừ và mất đi độ ngọt tự nhiên.
Muốn có lớp da gà giòn sựt, thịt chắc nịch thì khi gà chín bạn vớt ra, thả vào bát có đá lạnh hoà cùng lượng nước vừa đun. Dùng bột nghệ và dầu ăn theo tỉ lệ 1:3 trộn đều, xoa hỗn hợp lên khắp bề mặt thịt và để khô trong 15 phút. Chính sắc vàng óng tự nhiên của nghệ sẽ giúp màu gà đẹp mắt hơn, đồng thời khử sạch tất cả mùi tanh, cho miếng gà được thơm ngon trọn vị.
Bạn có thể thái thịt thành nhiều khúc và lọc bỏ xương, hoặc thái thành từng miếng nguyên xương. Nếu có xé gà, nhớ phải xé một chiều theo sớ thịt, xé vừa tay, không xé quá mỏng sẽ mất đi độ đàn hồi, ngọt nước của miếng thịt.
B4: Chuẩn bị các món ăn kèm
Đun riêng 1 nồi nước sôi mới để bạn trụng sợi phở và trụng rau/hành. Khi trần thì bạn thả bánh phở vào muôi, nhúng vào nước sôi và xóc lên xuống qua lại nhanh tay, không đảo quá lâu sẽ khiến bánh bị nát.
Tiếp tục trụng rau nhanh tay, rau hơi co lại và vẫn còn giữ màu xanh đẹp mắt thì nhấc ra cho lên đĩa.
Bắc chảo, đun dầu thật sôi và thả quẩy vào chiên lại cho nóng giòn, khi thấy quẩy căng phồng và óng màu vàng cam, hãy tắt bếp.
B5: Thưởng thức
Khi ăn bạn có thể vắt thêm chanh hoặc cho thêm ớt, sa tế để vừa vặn với khẩu vị hơn.
Một bát phở gà miền Bắc chuẩn vị khi ăn kèm bánh quẩy vào ban sáng thì tuyệt vời. Vừa giàu chất dinh dưỡng lại thơm ngon, ăn vào thì cả người ốm cũng khỏi bệnh.
3. Bí kíp để có được bát phở gà ngon
Trong cách nấu phở gà luôn có những tips/bí kíp hay ho để có thể tạo ra được những phở ngon lành mà lại tốn ít công sức hơn. Bạn tham khảo ngay nhé!
3.1. Nấu nước dùng trực tiếp từ xương gà
Trong xương gà có chứa rất nhiều chất ngọt, độ tinh tuý và hương vị được tiết từ xương gà là cực kỳ hấp dẫn. Nếu chỉ nấu một nồi nước dùng mà không ninh cùng xương gà thì hương vị sẽ mất đi chiều sâu, không đúng vị phở gà nguyên chất. Do đó, hãy sử dụng xương gà, đầu gà để ninh làm nước dùng, tăng độ hấp dẫn và dinh dưỡng cho món ăn.
3.2. Chọn thịt gà
Khâu chọn thịt gà tươi ngon là cực kỳ quan trọng, quyết định trực tiếp đến chất lượng món ăn, hãy ưu tiên chọn mua gà mái tơ để thịt gà được mềm mại hơn, tránh mua gà già vì thịt rất khô và dai. Không mua gà có kích thước nhỏ nhưng trọng lượng lại quá nặng, vì rát có thể chúng đã bị bơm nước.
Tránh mua loại gà nào có dấu hiệu chảy nhớt hoặc bốc mùi hôi lạ, đây là thịt đã bước vào giai đoạn phân huỷ.
3.3. Dùng gia vị chuyên nấu
Những gia vị chuyên nấu phở gà mà bạn cần có là đinh hương, quế chi, thảo quả, hoa hồi, đường phèn, gừng, hành tây/tím nướng… Bởi các gia vị này khi được sao chín sẽ toả ra mùi thơm đặc trưng, chính mùi thơm này tạo nên vị thơm ngon riêng biệt cho nước dùng. Đồng thời góp phần xây dựng những tầng hương vị sâu sắc hơn cho món ăn mà không át đi mùi thịt gà ngọt thanh, dịu mát.
3.4. Dùng nồi nấu phở chuyên dụng
Sử dụng nồi nấu phở chuyên dụng – một chiếc nồi đa chức năng, đa công dụng là trợ thủ giúp món phở gà của bạn đạt độ ngon chuẩn xác.
Kết cấu nồi 3 lớp giữ nhiệt cho nồi hiệu quả, đồng thời cách nhiệt tỏa ra bên ngoài, khi chạm tay vào không hề bị nóng hay rát da. Nồi có bộ cảm ứng nhiệt thông minh, ngắt nhiệt ngay đi đạt đến độ sôi đã cài đặt, nước sôi liu riu ngay sau đó không lo cháy khét nồi. Cách tản nhiệt trong lòng nồi còn giúp nguyên liệu chín mềm mà không bị rã, không hao hụt quá nhiều. Chỉ bằng cú nhấn nút, một nồi nước dùng gà tinh tuý ngon ngọt đã sẵn sàng chờ bạn.
➤➤➤ LÀM RÕ: 10 Địa chỉ bán nồi điện nấu phở tốt nhất
Cách nấu phở gà miền Bắc cần nhiều thời gian làm chứ không quá khó khăn, song thành quả nhận về sẽ làm bạn hoàn toàn thoả mãn. Cuối tuần này bạn có thể dành chút thời gian đi chợ, mua gà tươi về nấu nồi phở gà bổ dưỡng chiêu đãi gia đình. Bảo đảm các thành viên trong gia đình sẽ vỡ oà hạnh phúc khi thưởng thức được bát phở thơm ngon, tròn vị do chính tay bạn chuẩn bị.