21Hải sản sau khi đánh bắt nếu không được bảo quản đúng sẽ nhanh chóng mất đi độ tươi ngon, thậm chí hư hỏng do tác động của nhiệt độ. Vì vậy, phương pháp bảo quản hải sản trong tủ mát sẽ giúp kéo dài thời gian sử dụng mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng. Vậy làm sao để bảo quản hải sản trong tủ mát đúng cách? Cùng Kanawa tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
1. Cách xử lý hải sản trước khi bảo quản trong tủ mát
Để hải sản giữ được độ tươi ngon lâu nhất khi bảo quản trong tủ mát, bước xử lý ban đầu đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Mỗi loại hải sản có cách sơ chế khác nhau nhằm hạn chế vi khuẩn phát triển và giữ nguyên hương vị đặc trưng. Cụ thể:

- Cá biển: Trước khi bảo quản, cá biển cần được làm sạch ruột, loại bỏ vảy và rửa kỹ với nước muối loãng để khử mùi tanh. Sau đó, bạn có thể cắt khúc hoặc để nguyên con tùy vào mục đích sử dụng. Một mẹo nhỏ giúp cá tươi lâu hơn là nướng sơ trên lửa để lớp da se lại. Sau đó, bạn bọc kín bằng giấy thực phẩm hoặc túi hút chân không trước khi đưa vào tủ mát.
- Tôm, mực, ốc, sò, ngao: Các loại hải sản này nên được rửa sạch với nước lạnh, có thể ngâm nước muối loãng khoảng 10 – 15 phút để loại bỏ tạp chất. Sau khi làm sạch, bạn đặt hải sản vào hộp hoặc túi zip, xen kẽ với lớp đá nhỏ để duy trì nhiệt độ lạnh ổn định.
- Cua, ghẹ: Để cua ghẹ không bị mất nước và vẫn giữ độ tươi, bạn nên buộc chặt càng bằng dây mềm hoặc quấn lá chuối tươi quanh thân. Ngoài ra, có thể đặt cua ghẹ vào hộp có lót khăn ẩm hoặc xịt nước định kỳ để giữ độ ẩm, giúp hải sản tươi lâu hơn.
2. Cách bảo quản hải sản trong tủ mát tươi ngon lâu
2.1. Đối với tôm
Tôm là loại hải sản dễ bị mềm, chảy nhớt nếu không được bảo quản đúng cách. Khi để trong tủ mát, bạn nên cài nhiệt độ tủ mát trong khoảng 0 – 4°C để bảo quản tôm. Bên cạnh đó, tôm nên được đặt vào hộp đựng thực phẩm có nắp đậy kín hoặc túi zip hút chân không. Nếu muốn giữ tôm tươi lâu hơn, bạn có thể xếp tôm theo từng lớp rồi phủ đá bào lên trên trước khi đậy hộp. Điều này giúp duy trì độ lạnh ổn định, hạn chế tôm bị oxy hóa và mất nước.

2.2. Đối với cá
Cá cần được bảo quản trong tủ mát ở nhiệt độ từ 0 – 2°C để giữ được độ tươi mà không làm thịt cá bị mềm nhũn. Tốt nhất, bạn nên bọc cá bằng màng bọc thực phẩm hoặc giấy bạc, sau đó đặt trong hộp kín để tránh mùi cá lan sang các thực phẩm khác.
Một mẹo nhỏ giúp cá giữ độ ẩm và không bị khô là đặt thêm một lớp khăn giấy ẩm dưới đáy hộp. Khi cần sử dụng, hãy rã đông dần bằng cách chuyển cá từ tủ mát ra ngoài khoảng 6 – 8 giờ trước khi chế biến.

2.3. Đối với cua, ghẹ
Cua, ghẹ sống có thể bảo quản tươi trong tủ mát khoảng 1 – 2 ngày nếu giữ độ ẩm tốt. Bạn nên đặt chúng vào hộp nhựa có lót khăn ẩm hoặc bọc trong khăn ướt rồi bảo quản ở nhiệt độ 2 – 4°C. Việc bổ sung độ ẩm thường xuyên bằng cách xịt nước giúp cua, ghẹ không bị mất nước và giữ được độ chắc thịt.
Nếu cua, ghẹ đã luộc chín, hãy để nguội rồi bọc kín bằng màng bọc thực phẩm trước khi cho vào hộp đựng thực phẩm để bảo quản.

2.4. Đối với mực
Mực có xu hướng nhanh biến chất nếu không được bảo quản đúng cách. Khi bảo quản mực ở tủ mát, bạn nên cài đặt nhiệt độ khoảng 0 – 2°C. Đồng thời, bạn nên cho mực vào hộp kín hoặc túi zip, tránh để mực tiếp xúc trực tiếp với không khí.
Nếu muốn giữ độ giòn và tươi của mực lâu hơn, hãy đặt thêm một lớp đá lạnh bên trên trước khi đóng hộp. Không nên để mực gần các thực phẩm có mùi mạnh như hành, tỏi vì mực dễ hấp thụ mùi xung quanh.

2.5. Đối với hàu, sò điệp
Các loại hải sản có vỏ như hàu, sò điệp cần bảo quản trong môi trường có độ ẩm cao để duy trì sự tươi sống. Tốt nhất, bạn nên đặt chúng vào một chiếc hộp nhựa có lót khăn ẩm, đậy kín nhưng không bịt quá chặt để vẫn có không khí lưu thông.

Nhiệt độ lý tưởng để bảo quản chúng trong tủ mát là khoảng 2 – 4°C. Để tránh làm mất nước, bạn có thể đặt một lớp đá lạnh lên trên, nhưng không nên để nước đá chảy trực tiếp vào hàu, sò điệp vì sẽ khiến chúng nhanh hỏng hơn.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn Bảo quản thịt tươi trong tủ mát chi tiết từ A đến Z
3. Lưu ý khi bảo quản hải sản chung với các loại thực phẩm khác
Hải sản là thực phẩm có mùi đặc trưng và dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường bảo quản. Vì vậy, nếu không bảo quản đúng, chúng có thể làm ám mùi hoặc làm giảm chất lượng của các thực phẩm khác trong tủ. Do đó, để đảm bảo hải sản giữ được độ tươi và không gây ảnh hưởng đến thực phẩm xung quanh, bạn cần lưu ý những điều sau:

- Phân loại thực phẩm và bảo quản riêng biệt: Không phải loại thực phẩm nào cũng có thể để chung với nhau, đặc biệt là hải sản tươi sống. Bạn nên chia nhỏ từng loại, cho vào hộp đựng thực phẩm kín hoặc túi zip để ngăn mùi…
- Tránh để gần rau củ quả: Rau củ quả, đặc biệt là những loại có xu hướng chín nhanh thường sản sinh khí ethylene – Đây là một chất có thể thúc đẩy quá trình phân hủy và làm thực phẩm xung quanh nhanh hỏng hơn. Do đó, cần tách riêng rau củ và hải sản để đảm bảo cả hai loại thực phẩm đều được bảo quản trong điều kiện tốt nhất.
- Không đặt hải sản cạnh thực phẩm đã nấu chín: Thực phẩm đã qua chế biến rất dễ bị nhiễm khuẩn nếu bảo quản chung với đồ tươi sống. Hải sản, đặc biệt là những loại có mùi nồng như cá hay mực, có thể làm ảnh hưởng đến hương vị món ăn đã nấu. Vì vậy, hãy để thực phẩm chín và hải sản vào các ngăn riêng, có nắp đậy kín.
- Kiểm tra thực phẩm thường xuyên: Dù đã sắp xếp hợp lý, bạn vẫn nên kiểm tra định kỳ thực phẩm trong tủ để loại bỏ những phần bị hỏng. Hải sản nếu không được sử dụng sớm có thể bị mất chất lượng và phát sinh mùi khó chịu, làm giảm hiệu suất bảo quản chung của tủ mát .
4. Bật mí một số mẹo giữ hải sản tươi lâu khác
4.1. Ướp thêm đá lạnh
Một trong những cách hiệu quả nhất để bảo quản hải sản chính là ướp trực tiếp với đá lạnh. Bạn có thể đặt một lớp đá viên dưới đáy hộp. Sau đó xếp hải sản lên trên và phủ thêm một lớp đá nữa.

Cách này giúp duy trì nhiệt độ thấp, làm chậm quá trình phân hủy tự nhiên của hải sản và giữ cho chúng không bị mất nước. Lưu ý, nếu bảo quản theo cách này, bạn nên thay đá thường xuyên để tránh nước tan làm ảnh hưởng đến chất lượng hải sản.
4.2. Ướp muối trước khi bảo quản
Muối có khả năng kháng khuẩn tự nhiên, giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hỏng thực phẩm. Trước khi bảo quản trong tủ mát, bạn có thể rắc một chút muối lên hải sản, đặc biệt là với tôm, mực hoặc cá.
Việc ướp muối không chỉ giúp kéo dài thời gian bảo quản mà còn giữ cho hải sản có độ săn chắc và vị ngon hơn khi chế biến. Tuy nhiên, không nên dùng quá nhiều muối vì có thể làm thay đổi kết cấu thịt của hải sản đồng thời cần bọc lại để tránh muối ăn mòn tủ.

4.3. Ướp cùng chanh/giấm
Axit có trong chanh/giấm giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn và giảm mùi tanh hiệu quả. Bạn có thể vắt một ít nước cốt chanh hoặc pha loãng giấm với nước để rửa sơ qua hải sản trước khi bảo quản. Với cách này, hải sản không chỉ giữ được độ tươi mà còn giảm bớt mùi đặc trưng, giúp món ăn thơm ngon hơn khi chế biến.
Như vậy, biết cách bảo quản hải sản trong tủ mát đúng cách không chỉ giúp giữ được độ tươi ngon mà còn đảm bảo ATVSTP cho người dùng. Hãy áp dụng ngay những bí quyết trên để luôn có nguyên liệu tươi ngon, sẵn sàng cho những bữa ăn hấp dẫn và bổ dưỡng nhé!