Phụ kiện tủ cơm công nghiệp mặc dù không quy định kết cấu, bộ khung của sản phẩm nhưng lại góp phần hoàn thiện tính năng. Đây cũng là lý do vì sao khi cần thay thế những chi tiết này, các chuyên gia lại khuyên bạn nên tìm đến với các mặt hàng chính hãng, được bảo hộ bởi những đơn vị uy tín.
1. 16 phụ kiện tủ cơm công nghiệp bắt buộc phải có
Để tủ nấu cơm công nghiệp vận hành trơn tru thì cần có sự góp mặt của rất nhiều chi tiết cấu thành khác nhau. cụ thể:
1.1 Khay nấu
Đây là thành phần được lắp đặt ở khoang chứa của tủ, làm bằng inox 304. Có kết cấu hình chữ nhật, đáy phẳng, đường viền nhô cao cỡ 2cm.
Đặc biệt ở đáy có tạo hình thủng lỗ để ngăn chặn nguy cơ ứ nước gây nhão cơm. Đồng thời, tăng diện tích tiếp xúc với hơi nóng xung quanh. Hỗ trợ tích cực vào khâu làm chín nguyên liệu.
1.2 Bản lề cánh
Để cửa tủ có thể đóng mở linh hoạt, phần tiếp giáp có gắn thêm bản lề linh hoạt với khả năng xoay góc > 90 độ. Chi tiết này thường được làm bằng hợp kim siêu rắn chắc.
2 bên là 2 cánh dạng bẹt, liên kết với nhau theo kiểu so le nhờ 1 trục đứng nằm chính giữa. Và chuyển động xoay của gờ liên kết chính là cơ sở để làm thay đổi góc mở của cửa tủ.
1.3 Gioăng cao su
Linh kiện được bố trí dọc đường viền, nơi tiếp giáp với thành tủ. Chúng được làm bằng cao su thiên nhiên nên có độ ma sát cực tốt, độ kín cực cao.
Chính nhờ vậy, khi đóng cửa, hơi nóng không thể bay ra ngoài. Ngược lại, không khí bên ngoài cũng không thể xâm nhập vào trong để làm giảm hiệu quả của khi đun nấu.
1.4 Đồng hồ áp suất
Đồng hồ áp suất được thiết kế rất trực quan với cấu tạo tròn trịa, các thông số được biểu thị cực chi tiết. Bộ phận này gắn trực tiếp với thành nồi, cho phép theo dõi áp lực bên trong. Hoạt động của bộ phận xả khí từ đó có biện pháp điều chỉnh để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Đặc biệt là sau khi đun nấu, cần theo dõi áp suất cho đến khi chúng hạ xuống mức cân bằng với môi trường ngoài. Khi đó mới mở cửa tủ và lấy thành phẩm ra.
1.5 Phao chống tràn
Có thiết kế gồm 1 cần dài và 1 phao hình cầu ở đầu tận cùng. Sự thay đổi góc bẻ của phao khi chạm đáy hoặc khi chạm miệng khoang sẽ báo cho các linh kiện bên trong biết. Từ đó thiết bị sẽ dừng hoặc cấp nước tự động để hỗ trợ quá trình đun nấu.
Như vậy với sự hỗ trợ của chi tiết này, bạn không cần đóng mở tủ liên tục gây thất thoát hơi nóng, tốn nhiều công sức mà vẫn đem đến kết quả chế biến như ý.
1.6 Thanh nhiệt
Thanh nhiệt chính là bộ phận gia nhiệt, chúng được bố trí ở đáy của khoang chứa nước. Khi cắm điện và khởi động tủ, dây điện trở sẽ chuyển điện thành nhiệt, lan qua vỏ inox, truyền vào phần nước trong khoang chứa.
Nước nóng dần lên và hóa hơi, bay lan tỏa trên khoang hấp, giúp làm chín thức ăn. Lưu ý, thanh nhiệt chỉ hoạt động tốt trong dung môi. Nếu để nước cạn khiến chi tiết này lộ ra ngoài không khí thì khi vận hành sẽ bị chập cháy ngay lập tức.
1.7 Pép đốt
Bộ phận này có ở các loại tủ cơm công nghiệp nấu gas, kết nối trực tiếp với ống dẫn ga và núm đánh gas bên ngoài.
Khi pep đốt hoạt động, chúng sinh tia lửa điện và đốt cháy khí gas, sinh nhiệt để đun nóng nước trong khoang. Quá trình truyền nhiệt ngay sau đó cũng được diễn ra thương tự như cơ chế vận hành của thanh nhiệt
1.8 Van cấp nước
Đây là chi tiết có mối liên hệ mật thiết với khoang chứa nước và phao chống tràn. Theo đó, khi phao chạm miệng khoang thì van cấp nước ngừng hoạt động.
Khi phao chạm đáy khoang thì van cấp nước tự động dẫn nước vào khoang chứa. Sự phối hợp của 2 chi tiết này vừa tạo ra sự tiện lợi trong đun nấu, vừa giúp bảo vệ thanh nhiệt.
1.9 Van xả khí
Van xả khí được thiết kế ở phía trên, ngay mặt sau của tủ. Khi nước hóa hơi, hơi nóng sẽ bay lên làm chín bánh. Sau đó luân chuyển rồi đi qua van xả khí để thải ra ngoài.
Nếu không có thành phần này, nước cấp liên tục, hơi sinh ra liên tục sẽ tạo áp suất cực lớn trong khoang đun.
1.10 Vòi xả nước
Chi tiết này được bố trí ở phía dưới cùng của sản phẩm, tương ứng với phần đáy khoang chứa nước. Vai trò của chúng là xả phần nước còn lại sau khi tủ dừng hoạt động.
Ngoài ra, chúng còn đặc biệt có ý nghĩa đối với khâu vệ sinh sau chế biến. Vì bạn không cần nghiêng, lật tủ hay dùng gáo múc nước thải ra ngoài. Vặn vòi xả là mọi thứ trôi ra bằng hết.
1.11 Ống xả khói
Ống xả khói nối liền với buồng đốt, đi ra ngoài qua đường dẫn phía sau, chạy dọc theo lòng ống hình trụ tròn để xả thải.
Mặc dù thiết bị sử dụng nhiên liệu đốt cháy truyền thống nhưng quá trình loại bỏ khí thải lại mang tính chuyên nghiệp, định hướng cao.
1.12 Núm chỉnh nhiệt
Là 1 thành phần của bảng điều khiển, thường được lắp đặt ở phía trên cùng của mặt trước. Chúng có kết cấu hình trụ tròn, dáng ngắn và có thể xoay theo 2 chiều trái – phải để gia giảm nền nhiệt trong khoang.
Cũng nhờ bộ phận này mà bạn có thể chi tiết hóa thông số nhiệt. Từ đó, giúp việc đun nấu trở nên chính xác, khoa học, giảm thiểu các rủi ro trong chế biến.
1.13 Núm đánh gas
Núm đánh gas cũng nằm ở mặt trước của thiết bị nhưng ở dưới cùng. Về cấu tạo chúng không có gì khác biệt so với bếp gas thông thường.
Khi vận hành núm thì tia lửa điện sẽ phát ra ở pép đốt, hỗ trợ khâu đốt cháy gas. Khi thành phẩm đã chín đều, vặn chúng về số 0 để ngừng cấp nhiệt
1.14 Bánh xe
Tủ công nghiệp với sức chứa lớn cùng kết cấu tích hợp nhiều chi tiết thành phần nên cân nặng có thể trên dưới 50kg. Và để hỗ trợ khâu di dời thiết bị, các chuyên gia đã thiết kế thêm hệ bánh xe linh hoạt.
Đặc biệt hiệu quả điều chuyển hướng đi của tủ. Giúp ích rất nhiều cho việc setup thiết bị ở các khu vực khác nhau.
2. Chia sẻ mẹo hay giúp phụ kiện tủ cơm kéo dài tuổi thọ
Có 2 yếu tố quyết định trực tiếp tuổi thọ của tủ cơm, 1 là chất liệu và công nghệ hoàn thiện, 2 là quy cách sử dụng. Thiết bị bếp công nghiệp Kanawa khuyên bạn cần lưu ý những điều sau để gia tăng độ bền cho thiết bị.
2.1 Dùng đúng chức năng quy định
Đây chính là điều cốt lõi giúp bạn tối ưu thời gian sử dụng. Theo đó, chỉ dùng sản phẩm để làm chín đồ ăn theo đúng khuyến cáo của NSX như: nấu cơm, hấp chín bánh, thịt, rau củ quả…vv. Không dùng cho các hình thức chế biến khác (luộc, chiên…). Đặc biệt, luôn dùng với công suất vừa tầm để tránh hiện tượng quá tải về điện.
2.2 Cần vệ sinh, thay thế đúng lúc
Sau khi sử dụng thì vệ sinh là khâu bắt buộc, điều này vừa giúp bạn dọn sạch vết bẩn. Vừa giúp tiêu mùi hiệu quả để sẵn sàng cho việc chế biến các món khác.
Quan trọng hơn cả là giảm thiểu khả năng xâm nhập ẩm gây hư hỏng linh kiện. Bên cạnh đó, đừng quên việc thay mới định kỳ thanh nhiệt (6-12 tháng/lần), bảo dưỡng để xử lý kịp thời những sai hỏng.
2.3 Nói không với phụ kiện hàng nhái
Tất cả những linh kiện nói trên đều được bày bán trên thị trường và có 2 nguồn để lựa chọn: hàng trôi nổi và hàng chính hãng. Nếu lựa hàng trôi nổi thì giá thành rẻ hơn nhưng chất lượng không đảm bảo, gây mất an toàn khi sử dụng. Đó là chưa kể đến khả năng không tương thích với thiết bị ban đầu, từ đó gây ra rất nhiều bất tiện trong đun nấu.
3. Kanawa chuyên bán phụ kiện tủ cơm chính hãng, giá tốt
Hiểu rõ điều đó nên rất nhiều chủ nhà hàng, quán ăn đã tìm đến Kanawa khi có nhu cầu đổi mới phụ kiện tủ hấp cơm.
Những phụ kiện mang tên thương hiệu còn sử dụng chất liệu đỉnh cao, có thông số kỹ thuật rõ ràng (chất liệu, kích thước,…). Đặc biệt là PBH chính hãng nên sau khi thay thế, sản phẩm hoạt động như mới. Chẳng những thế, giá thành phụ kiện tủ cơm công nghiệp còn rất phải chăng, chỉ bằng 80% chi phí so với mặt sàn chung.