Bạn đã bao giờ tự nấu phở tái gân tại nhà chưa? Thay vì ra quán ăn thì việc bạn tự vào bếp chế biến và thưởng thức cũng là một cách rất hay đó. Tham khảo công thức nấu phở siêu ngon, siêu tiện được thương hiệu Kanawa chia sẻ trong bài viết sau để biết cách làm nhé.
1. Phở tái gân và phở tái gầu khác nhau như thế nào
Tái gân và tái gầu là hai món phở thuộc loại ngon top đầu trong làng phở Việt Nam. Về cơ bản thì cả hai đều có nước dùng, phần bánh và thịt tái tương đương nhau. Và cái chính làm nên sự khác biệt chính là nằm ở thịt gân và thịt gầu.
- Thịt gân: Phần này khác với thịt bắp hay vai, mông thông thường, gân có màu trắng ngà hơi đục chứ không đỏ tươi. Bộ phận này ăn không hề cứng mà lại còn dẻo giòn, kết hợp với phở mềm tạo ra một sự độc lạ khó cưỡng.
- Thịt gầu: Đây là phần thịt nằm dọc theo cổ con bò chạy thẳng đến ngực. Nó không nạc hoàn toàn mà sẽ có lần chút gân và mỡ. Mỡ ở đây là mỡ giòn và gân là gân mềm. Thịt gầu ăn rất bắt miệng nên thường được gọi khi đi nhậu ăn lai dai. Khi chế biến cùng phở nó ngọt thơm, béo béo ăn mà ngon cuốn lưỡi.
Nếu bạn đã chán các món phở tái chín truyền thống thì hãy nếm thử phở tái gân, tái gầu một lần nhé. Sự kết khéo léo giữa các loại thịt với nhau tưởng không hợp mà lại thành hợp không tưởng luôn đó.
2. Phở tái gân có điểm gì đặc biệt
Để có thể thấy được toàn cảnh “nét đẹp” của bát phở tái gân bạn chắc chắn không nên bỏ qua thông tin sau đây. Cùng khám phá xem nó có gì mà lại được nhiều thực khách yêu thích đến vậy nhé.
2.1 Phần gân bò dai sần sật
Gân bò thường dùng để nấu sốt vang, hầm chứ ai mà nghĩ rằng lại kết hợp gân bò ăn với phở, ấy thế mà nó lại hợp đến không ngờ luôn. Gân bò thái miếng mỏng, khi nhai giòn giòn, không hề bã, miếng gân trong để trên bát phở trắng nhìn lạ lạ hay hay và ăn thì cuốn thôi rồi.
2.2 Thịt bò trần chín tới
Tuy nhiên, nếu chỉ ăn gân không với phở thì món ăn lại có phần hơi nhạt nhòa. Chính vì thế, phần thịt bò tái cũng rất quan trọng, nó như gắn kết hài hòa tạo nên 1 bát phở hoàn hảo nhất. Thịt bò thái lát mỏng, hơi vụn được để trực tiếp lên bánh phở. Khi dùng bạn chan nước dùng nóng lên trên làm thịt chín tới. Thịt ăn không hề tanh, màu hơi hồng hồng và ăn ngọt hơn so với việc trần chín kỹ.
2.3 Nước dùng ngọt đậm đặc trưng
Khác với vị ngọt thanh của phở gà, phở bò có vị ngọt đậm đà rất riêng biệt. Nước lèo được tạo nên từ nước hầm xương thêm với ngũ vị hương át đi mùi hôi đặc trưng của bò. Mùi thơm dậy đến mức chỉ cần đi ngang qua quán phở bò vào giờ bán hàng là bạn cũng có thể hít hà cảm nhận được hương vị độc đáo này.
3. Công thức nấu phở tái gân cực đơn giản
Nếu như trước đây mỗi khi muốn ăn phở bạn phải ra tận quán mới có thể thưởng thức thì hôm nay Kanawa sẽ bày cho bạn cách để chế biến ngay tại nhà nhé.
3.1 Chuẩn bị nguyên liệu
- Phở: 900g
- Xương hầm nước dùng: 600g
- Thịt bò nạc: 400g
- Thịt gân bò: 600g
- Gia vị: thảo quả, hoa hồi, quế khô, ngũ vị hương, gừng
- Đồ ăn kèm: rau thơm, hành lá, chanh, măng chua, ớt, tiêu
- Gia vị…
3.2 Cách thức chế biến
Bạn làm lần lượt theo 6 bước dưới đây nhé:
Bước 1: Sơ chế phần xương, thịt và gân bò
Mục đích của sơ chế giúp đồ ăn được làm sạch kỹ trước khi chế biến. Và trong suốt quá trình nấu bạn chỉ cần làm các công việc trên bếp chứ không mất công cho các việc lặt vặt khác.
- Xương và thịt mua về bạn cho ra chậu rửa sạch bằng nước lã.
- Tiếp đến trần sơ phần xương và gân để khử mùi hôi (phần thịt tái không trần mà để sống). Cách trần: bạn cho xương, gân vào nồi ngập nước đun đến khi sôi thì tắt bếp. Đổ bỏ phần nước trần và rửa lại nguyên liệu một lần nữa.
- Thịt nạc bò bạn rửa sạch ngâm vào nước gừng pha loãng, tác dụng làm hết mùi tanh, khử khuẩn giúp việc ăn tái đảm bảo an toàn thực phẩm hơn.
Bước 2: Hầm xương làm nước dùng
- Bạn chuẩn bị một nồi cỡ lớn cho hết xương và gân bò vào đó, thêm nước ngập hết xương. Bạn đun đến khi nước sôi, gân bò chín thì vớt gân ra đĩa.
- Tiếp đến, cho vào nồi gừng tươi, gia vị nấu phở đã chuẩn bị. Mục đích cho vào lúc này để nước được thơm, dậy mùi. Cùng lúc này, bạn nên chú ý tới lượng nước dùng, nếu thấy ít thì có thể cho thêm sao cho khi ăn đủ chan cho số bát phở dự tính ban đầu.
- Khi đã ninh xương được khoảng 1h, bạn cho vào nồi các gia vị: 2 thìa gia vị, 2 thìa nước mắm, 3 thìa hạt nêm. Nêm nếm vừa miệng và tiếp tục nấu 30″ nữa rồi vớt hết các nguyên liệu và xương ra khỏi nồi. Có thể lọc bằng cách chắt nước ra một nồi khác, mục đích cho nước dùng trong và không bị lẫn vụn xương khi chan.
Bước 3: Thái gân bò
Sau khi gân bò luộc đã nguội bạn đem ra thái thành các miếng mỏng, bản to theo chiều dọc gân. Cho thành phẩm ra đĩa và chuyển sang thái thịt bò.
Bước 4: Thái thịt bò
Thịt bò ăn tái, vì thế cần thái thật mỏng theo 1 trong 2 cách sau:
- Cách 1: Thái thành các miếng bán nhỏ, khi trần vào nước nóng dễ chín đều ăn không bị tanh.
- Cách 2: Thái miếng mỏng bản to, băm nhẹ, đều tay để thịt được mềm hơn. Lưu ý kỹ thuật băm sao cho thịt vẫn liền thành một miếng không bị nát ra.
Bước 5: Sơ chế các nguyên liệu còn laị
- Rau sống ăn cùng phở bạn nhặt và rửa sạch, vẩy khô nước
- Phở trần với nước sôi trong 10 giây, tránh ngâm lâu làm bánh phở mềm khi ăn bị nát vụn.
- Chuẩn bị sẵn hành lá thái nhỏ, chanh, ớt, quẩy ăn kèm
Bước 6: Trình bày và thưởng thức
Bạn cho phở ra tô, xếp trên mặt phở gân bò đã thái, thịt bò, hành lá rồi chan nước dùng nóng trực tiếp từ nồi vào. Như vậy bạn đã hoàn thành rồi đó, hãy ăn khi còn nóng nhé.
4. Những lưu ý cần biết khi nấu phở tái gân
Để phở được ngon thì tất nhiên nguyên liệu đầu vào cũng phải ngon đã, sau đó mới đến cách chế biến. Tham khảo ngay những mẹo hay sau đây để bỏ túi thêm các mẹo nữ công gia chánh nhé.
4.1 Chọn gân bò
- Gân bò ngon có đặc điểm: Màu sắc hồng nhạt, nhìn tươi, ngửi có mùi hơi nồng. Để mua được gân ngon bạn nên đi chợ vào sáng sớm. Bởi mặt hàng này rất nhanh hết, chỉ có hàng tồn, hàng ế mới còn đến buổi trưa chiều phiên chợ.
- Tuyệt đối không mua gân có đặc điểm: màu vàng, khô, có dịch nhờn, mùi hôi khó chịu. Nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và gây bệnh nếu vô tình ăn nhầm.
4.2 Mua xương hầm
- Chọn loại xương ống, xương sườn: nhiều thịt, không da, ít mỡ khi hầm nước lèo ngon ngọt đặc biệt không bị váng mỡ. Xương ngon có màu đỏ tươi, thịt mềm, hơi dính tay.
4.3 Cách tạo ra hương vị đặc trưng
- Các hương liệu bắt buộc phải có khi nấu phở bò là: Các gia vị khô ( hoa hồi, thảo quả, quế..) có mùi thơm át đi được mùi hôi của bò và tạo ra hương vị hấp dẫn.
- Nêm thêm nước mắm khi nấu nước dùng: Nhiều người nghĩ nước mắm tanh, tuy nhiên sự thật lại hoàn toàn trái ngược. Khi đổ vào nồi nước lèo lại tạo ra vị đậm ngọt hơn khi dùng bột canh đó.
5. Nấu phở tái gân bằng nồi nấu phở điện
Nước dùng quyết định đến 70% độ ngon bát phở, do đó chọn nồi nấu nước dùng cũng ảnh hưởng đến chất lượng món ăn. Để tạo ra vị ngon chuẩn nhất bạn nên sử dụng nồi nấu phở điện chuyên dụng. Những ưu điểm của sản phẩm mang lại cho bạn:
- Nồi nhiều dung tích, thích hợp cho cả nấu ăn gia đình và kinh doanh bán hàng
- Việc đun nấu tự động, bạn chỉ cần vận hành lúc đầu và chờ đến khi nấu xong
- Nồi điện làm bằng chất liệu inox có nhiều ưu điểm: sáng bóng, dày dặn, sáng đẹp, dễ vệ sinh…
- Thiết kế các chi tiết nồi thông minh, tinh tế
- ….
Nấu phở tái gân chưa bao giờ đơn giản đến thế phải không nào. Khi đã biết được công thức trên đây bạn sẽ tự chủ động được khi muốn ăn mà không cần phải chờ đến giờ quán mở cửa nữa.