Không cần quá nhiều vốn hay mặt bằng lớn, mô hình nhượng quyền bánh mì que đang bùng nổ và thu hút đông đảo người khởi nghiệp trẻ. Với hương vị thơm ngon, dễ ăn và phù hợp khẩu vị người Việt, bánh mì que dần trở thành món ăn quốc dân trên mọi tuyến phố. Nếu bạn đang phân vân không biết bắt đầu từ đâu, cùng Kanawa khám phá ngay tiềm năng và quy trình nhượng quyền chi tiết trong bài viết sau!
1. Nhượng quyền bánh mì que – Xu hướng kinh doanh mới, siêu tiềm năng
Trong bối cảnh thị trường F&B không ngừng mở rộng, mô hình nhượng quyền bánh mì que đang nổi lên như một “mỏ vàng” màu mỡ. Không chỉ là món ăn nhanh gọn, tiện lợi, bánh mì que còn phù hợp với mức chi tiêu của nhiều người Việt hiện nay.

Điểm nổi bật khiến bánh mì que trở thành trào lưu kinh doanh “hot trend” chính là khả năng sinh lời nhanh nhưng chi phí đầu tư ban đầu thấp. Bên cạnh đó, người kinh doanh không cần tự mày mò, không lo công thức, nguyên liệu hay quảng bá. Mọi thứ được hỗ trợ bài bản từ A đến Z, từ đào tạo đến bán hàng từ thương hiệu mẹ.
Đây cũng là lý do vì sao nhượng quyền bánh mì que đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho nhiều người muốn “tay trái kiếm thêm”. Vừa tiết kiệm vốn, vừa nhanh thu hồi chi phí, mô hình nhượng quyền đang thực sự tạo nên làn sóng đầu tư mạnh mẽ trong cộng đồng startup thực chiến. Nếu bạn đang tìm kiếm một hướng đi hiệu quả, ít rủi ro nhưng đầy tiềm năng, đây chính là cơ hội bạn không nên bỏ lỡ.
2. Quy trình nhượng quyền bánh mì que như thế nào?
2.1. Nghiên cứu thông tin
Trước khi quyết định xuống tiền đầu tư, việc đầu tiên bạn cần làm là tìm hiểu kỹ về thương hiệu. Khám phá các kênh như website chính thức, mạng xã hội hoặc đánh giá từ khách hàng để nắm rõ giá trị cốt lõi, mô hình kinh doanh và mức độ uy tín của thương hiệu. Đặc biệt, hãy chú ý đến chi phí đầu tư ban đầu, chính sách hỗ trợ và tiềm năng lợi nhuận để đảm bảo phù hợp với tài chính của bạn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo trải nghiệm từ những người đã kinh doanh trước để có cái nhìn thực tế hơn. Việc nghiên cứu kỹ càng không chỉ giúp bạn đánh giá độ tin cậy của thương hiệu mà còn giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho các bước tiếp theo.
2.2. Liên hệ tư vấn chi tiết
Sau khi chọn được thương hiệu ưng ý, hãy liên hệ trực tiếp để nhận tư vấn chuyên sâu. Thông qua các kênh liên lạc như hotline, email hoặc biểu mẫu trên website, bạn sẽ được đội ngũ thương hiệu hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc. Buổi tư vấn thường bao gồm thông tin chi tiết về chi phí, quyền lợi và trách nhiệm của đôi bên.
Trong buổi gặp này, bạn còn có cơ hội tham quan cơ sở sản xuất hoặc cửa hàng mẫu để hiểu rõ hơn về quy trình vận hành. Đây cũng là dịp để thương hiệu đánh giá năng lực tài chính và mức độ phù hợp của bạn, đảm bảo cả hai bên có chung mục tiêu phát triển lâu dài.

2.3. Khảo sát, lựa chọn mặt bằng kinh doanh phù hợp
Vị trí cửa hàng là yếu tố quyết định sự thành công của mô hình nhượng quyền bánh mì que. Thương hiệu thường sẽ hỗ trợ bạn khảo sát và đánh giá các mặt bằng tiềm năng. Mặt bằng cần đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích, tiện ích và khả năng thu hút khách hàng.
Sau khi chọn được địa điểm, thương hiệu sẽ tư vấn cách bố trí không gian sao cho tối ưu trải nghiệm khách hàng và hiệu quả kinh doanh. Việc lựa chọn mặt bằng phù hợp không chỉ giúp tăng doanh thu mà còn đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về thương hiệu và vận hành.
2.4. Thảo luận, ký kết hợp đồng
Khi cả hai bên đạt được sự đồng thuận, bước tiếp theo là thảo luận và ký kết hợp đồng nhượng quyền. Hợp đồng sẽ quy định rõ các điều khoản về phí nhượng quyền, tỷ lệ chia sẻ doanh thu, thời hạn hợp tác và trách nhiệm của mỗi bên. Đảm bảo bạn đọc kỹ và trao đổi với thương hiệu về bất kỳ điểm nào chưa rõ ràng trước khi đặt bút ký.

Hợp đồng không chỉ là cam kết pháp lý mà còn bảo vệ quyền lợi của bạn trong suốt quá trình hợp tác. Một số thương hiệu có thể linh hoạt về hình thức thanh toán, cho phép trả góp phí nhượng quyền, giúp giảm áp lực tài chính ban đầu cho bạn.
2.5. Đào tạo, chuyển giao công thức
Sau khi ký hợp đồng, thương hiệu sẽ bắt đầu đào tạo bạn và nhân viên về quy trình vận hành, từ cách chế biến đến kỹ năng phục vụ khách hàng. Quá trình này đảm bảo bạn nắm vững công thức độc quyền và các tiêu chuẩn chất lượng mà thương hiệu yêu cầu. Đào tạo thường diễn ra tại trung tâm của thương hiệu hoặc trực tiếp tại cửa hàng mẫu.
Ngoài ra, bạn sẽ được hướng dẫn về quản lý nguyên liệu, kiểm soát chi phí và cách xử lý các tình huống phát sinh. Sự chuyển giao công thức và kỹ năng này là yếu tố then chốt giúp cửa hàng của bạn duy trì chất lượng đồng nhất, tạo niềm tin cho khách hàng.

2.6. Hỗ trợ setup quán
Việc setup cửa hàng được thương hiệu hỗ trợ toàn diện để đảm bảo không gian kinh doanh mang đậm dấu ấn thương hiệu. Từ thiết kế quầy bán, bảng hiệu, đến cách bài trí nội thất, tất cả đều được thực hiện theo tiêu chuẩn thống nhất. Thương hiệu cũng cung cấp các thiết bị cần thiết như xe bánh mì que, lò nướng, dụng cụ chế biến và phần mềm quản lý bán hàng.
Trong giai đoạn này, đội ngũ hỗ trợ của thương hiệu sẽ đồng hành cùng bạn để kiểm tra chất lượng setup, đảm bảo mọi thứ sẵn sàng trước ngày khai trương. Sự hỗ trợ này giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời tạo ấn tượng chuyên nghiệp với khách hàng ngay từ đầu.
2.7. Khai trương điểm bán
Sau khi hoàn thiện mọi công tác chuẩn bị, điểm bán chính thức đi vào hoạt động. Thương hiệu thường có chương trình hỗ trợ khai trương như tặng kèm poster, voucher hoặc chạy quảng cáo địa phương. Thời điểm này, bạn sẽ được đồng hành bởi đội ngũ hỗ trợ vận hành trong giai đoạn đầu để đảm bảo doanh số ổn định và giải quyết kịp thời các phát sinh.

3. 5+ thương hiệu nhượng quyền bánh mì que nổi tiếng, HOT trend
Bánh mì que Đà Nẵng
Gây ấn tượng mạnh với tốc độ phát triển thần tốc, Lâm Vũ Group hiện sở hữu hơn 2.000 đại lý trong và ngoài nước. Đồng thời, thương hiệu bán ra trung bình hơn 6 triệu ổ bánh mỗi tháng. Bánh mì que Lâm Vũ nổi tiếng với mô hình nhượng quyền “trọn gói A-Z”: Hỗ trợ từ công thức, thiết kế, đến truyền thông… Từ đó, giúp người mới bắt đầu có thể vận hành nhanh chóng, rút ngắn thời gian hoàn vốn chỉ từ 45 – 65 ngày.

Bánh mì que Tâm Cook
Tâm Cook ghi dấu ấn với hương vị bánh mì que cay nồng đặc trưng của Hải Phòng, kết hợp pate béo ngậy và tương ớt “chí chương” độc đáo. Thương hiệu này chú trọng chất lượng nguyên liệu, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phù hợp với thị hiếu nhiều KH. Chính sách nhượng quyền của Tâm Cook tập trung vào đào tạo và cung ứng nguyên liệu ổn định, giúp đối tác dễ dàng vận hành và tạo lợi nhuận bền vững.

Bánh mì que BMQ
Với hơn 14 năm chinh phục thị trường Việt, BMQ là thương hiệu hiếm hoi thành công trong việc đưa tinh thần bánh mì que Pháp vào từng sản phẩm. Hệ thống hơn 200 điểm bán khắp cả nước cùng quy trình đào tạo chuyên nghiệp, công thức độc quyền khiến BMQ trở thành đối tác uy tín với chất lượng sản phẩm luôn đồng đều.

Bánh mì que Sài Gòn Food
Sài Gòn Food mang đến mô hình nhượng quyền mới mẻ, tập trung vào trải nghiệm khách hàng với bánh mì que giá rẻ nhưng đầy đủ hương vị chua-cay-mặn-ngọt. Thương hiệu này hỗ trợ đối tác từ khâu chọn mặt bằng đến setup, đảm bảo tính đồng bộ và nhận diện thương hiệu mạnh. Với sự am hiểu thị trường miền Nam, Sài Gòn Food giúp các đại lý thu hút khách hàng, và mở rộng thị phần nhanh chóng.

Bánh mì que Đà Lạt
Bánh mì que Đà Lạt dưới sự phát triển của M&O Food, nổi tiếng với chất lượng sản phẩm đạt chuẩn HACCP và IOS, cùng mức giá phải chăng, dễ tiếp cận. Thương hiệu này gây ấn tượng với bộ nhận diện bắt mắt, tạo cảm giác gần gũi nhưng vẫn chuyên nghiệp. Chính sách nhượng quyền giá rẻ, kết hợp với hỗ trợ setup nhanh, giúp thương hiệu được đông bảo khách hàng lựa chọn.

Bánh mì que Chip Chip Food
Chip Chip Food khẳng định vị thế với mô hình nhượng quyền độc quyền, tập trung vào trải nghiệm khách hàng thông qua hệ thống cửa hàng hiện đại và giá cả cạnh tranh. Thương hiệu này cung cấp đầy đủ công cụ vận hành, giúp đối tác dễ dàng gia nhập thị trường. Sự linh hoạt trong chiến lược kinh doanh và cam kết về VSATTP khiến Chip Chip Food trở thành cái tên được yêu thích tại các thành phố lớn.

>>> Trải nghiệm Bán bánh mì dạo – Hình thức kinh doanh lưu động “Vốn nhỏ – Lời to”
Bánh mì que Tứ Hải
Bánh mì que Tứ Hải là đối tác cung ứng uy tín cho nhiều thương hiệu lớn, đồng thời phát triển mạnh mô hình nhượng quyền tại Đà Nẵng và các tỉnh thành khác. Với cam kết mang đến ổ bánh mì giòn ngon, đầy đủ topping và nước tương cay, Tứ Hải thu hút thực khách mọi lứa tuổi. Chính sách hỗ trợ đại lý tập trung vào tăng doanh số và tối ưu chi phí, giúp thương hiệu này trở thành lựa chọn đáng cân nhắc cho các nhà đầu tư.

Như vậy, nhượng quyền bánh mì que đang là xu hướng khởi nghiệp tiềm năng với vốn nhỏ nhưng rủi ro thấp. Việc chọn đúng thương hiệu uy tín sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian hòa vốn và tối ưu lợi nhuận nhanh chóng. Tham khảo ngay các thương hiệu trên và bắt tay vào thực chiến ngay hôm nay nhé!