Việc sắp xếp đồ trong tủ đông không chỉ là vấn đề về thẩm mỹ mà còn liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, hiệu quả sử dụng thiết bị. Vậy nên, hãy nắm rõ một số lưu ý khi xếp đồ trong tủ đông sau đây để duy trì độ tươi ngon thực phẩm tốt hơn, tránh lãng phí không gian và điện năng tiêu thụ.
1. TOP 5+ lưu ý khi xếp đồ trong tủ đông công nghiệp
Việc sắp xếp, bố trí thực phẩm trong tủ đông công nghiệp gọn gàng, ngăn nắp không chỉ giúp đảm bảo ATVSTP mà còn góp phần nâng cao hiệu quả làm việc. Và dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản giúp bạn tổ chức tủ đông nghiệp thông minh, hiệu quả:
1.1. Cất giữ thịt ở kệ thấp nhất
Khi được cấp đông, thịt có thể tiết ra nước. Nước này khi tiếp xúc với các thực phẩm khác có thể gây nhiễm bẩn, làm hư hỏng nhanh chóng. Theo đó, thịt cần được để ở ngăn thấp nhất nhằm hạn chế khả năng lây nhiễm vi khuẩn cho thực phẩm khác. Đồng thời, giúp người dùng thuận tiện hơn trong quá trình lấy ra để sử dụng.

1.2. Đảm bảo khí lạnh đủ không gian lưu thông
Để duy trì nhiệt độ ổn định và hiệu quả trong tủ đông, bạn cần đảm bảo khoảng cách hợp lý giữa các sản phẩm với nhau và thực phẩm với tường tủ. Điều này sẽ giúp không khí lạnh lưu thông đều, tránh các điểm nóng hoặc tình trạng đóng băng không đồng đều. Tốt nhất nên để khoảng trống từ 3 đến 6 inch giữa các vật phẩm và bức tường.
1.3. Không đặt thực phẩm gần quạt gió
Mặc dù quạt gió giúp tăng cường hiệu quả lưu thông không khí trong tủ đông nhưng việc đặt thực phẩm gần bộ phận lại có thể dẫn đến việc đông đá hoặc hư hỏng. Đặc biệt là với rau xanh hay trái cây, những thực phẩm này rất dễ bị tổn thương bởi luồng gió mạnh từ quạt. Do vậy, hãy lưu trữ các thực phẩm này ở vị trí xa quạt để tránh gây lãng phí nguyên liệu, hoặc nặng hơn là chập cháy thiết bị.

1.4. Không để thực phẩm trên sàn tủ đông
Đặt thực phẩm trực tiếp trên sàn tủ đông có thể dẫn đến việc bị nhiễm bẩn bởi các chất lạ hoặc nước từ sàn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm mà còn vi phạm các quy tắc về vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy, để tránh hiện tượng này xảy ra, hãy đảm bảo rằng thực phẩm của bạn luôn được đặt trên các kệ.
1.5. Tuân thủ nguyên tắc nhập trước, xuất trước
Để đảm bảo chất lượng thực phẩm và tránh lãng phí nguyên liệu, bạn nên áp dụng nguyên tắc FIFO (First In, First Out). Cụ thể, hãy sử dụng các sản phẩm có ngày hết hạn gần nhất trước, và sắp xếp những sản phẩm mới vào sâu hơn trong tủ đông. Điều này giúp nhân viên dễ dàng nhận diện các mặt hàng cần sử dụng trước và giảm thiểu nguy cơ sử dụng thực phẩm đã quá hạn.

1.6. Phân loại, dán nhãn thực phẩm
Việc dán nhãn thực phẩm là một bước quan trọng để tổ chức tủ đông khoa học, hiệu quả. Nhãn rõ ràng giúp người dùng nhận diện các mặt hàng dễ dàng, tránh nhầm lẫn và tiết kiệm thời gian khi tìm kiếm. Hãy ghi chú các thông tin quan trọng như tên sản phẩm, ngày hết hạn, hoặc các hướng dẫn bảo quản đặc biệt ngay trên bao bì hoặc kệ lưu trữ.
>>> Bật mí: Cách bảo quản thực phẩm trong tủ đông khi mất điện Hiệu quả
2. Một số mẹo bảo quản đối với từng loại thực phẩm
Mỗi loại thực phẩm lại yêu cầu một cách bảo quản riêng và dưới đây là một số mẹo hữu ích giúp bạn bảo quản từng loại thực phẩm hiệu quả.
2.1. Đối với thực phẩm tươi sống
Các thực phẩm tươi sống như thịt, cá, hải sản, cần được bảo quản ở nhiệt độ lạnh từ 0°C đến -20°C để duy trì độ tươi và dinh dưỡng. Khi sắp xếp các thực phẩm này trong tủ đông, cần để chúng ở kệ thấp nhất. Việc này không chỉ giúp bạn dễ dàng vệ sinh tủ nếu có sự cố rò rỉ, mà còn ngăn ngừa tình trạng nước từ thịt nhỏ giọt, làm ô nhiễm các thực phẩm khác.

2.2. Đối với thực phẩm đã chế biến
Thực phẩm đã chế biến sẵn, dù có thể bảo quản ở nhiệt độ tương tự thực phẩm tươi sống, nhưng cũng cần phân loại rõ ràng. Các món ăn đã chế biến như cơm, súp hay thịt nướng nên được đựng trong hộp kín để giữ được hương vị nguyên vẹn. Những món mặn như thịt kho hay các món ăn có gia vị mạnh nên được bảo quản riêng để tránh gây ăn mòn các dụng cụ lưu trữ, hoặc lẫn mùi khi bảo quản.
2.3. Đối với rau củ quả
Rau củ quả là nhóm thực phẩm rất nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ. Vì vậy, cần duy trì nhiệt độ tủ đông ổn định trong khoảng từ 6°C đến 10°C khi bảo quản loại thực phẩm này. Để duy trì tươi ngon của rau củ lâu hơn, bạn nên cất chúng trong các hộp chuyên dụng hoặc túi nilon kín. Để xa quạt gió để tránh chúng bị táp, đóng tuyết bởi ảnh hưởng của gió mạnh.

2.4. Đối với thực phẩm có mùi
Các thực phẩm có mùi đặc trưng như pho mát, bơ, sữa hay một số loại gia vị nên được đóng gói kín trước khi cho vào tủ đông. Điều này giúp ngăn ngừa mùi thức ăn phát tán ra ngoài, làm ảnh hưởng đến những thực phẩm khác trong tủ.
Bạn nên lưu trữ những thực phẩm này ở các kệ góc của tủ, xa các cánh quạt gió để tránh mùi hôi lan ra khắp tủ đông. Hơn nữa, việc bảo quản thực phẩm có mùi đặc trưng ở những vị trí này còn giúp bạn dễ dàng phân biệt và tìm kiếm khi cần sử dụng.
2.5. Đối với thực phẩm sắp hết date
Để tránh tình trạng thực phẩm bị hư hỏng và lãng phí, bạn nên dán nhãn rõ ràng cho các hộp thực phẩm trong tủ đông. Ghi chú ngày tháng cấp đông giúp bạn dễ dàng theo dõi thời gian bảo quản và sắp xếp thực phẩm cũ ra ngoài để sử dụng trước. Tránh tình trạng sử dụng sản phẩm hết hạn, hoặc không sử dụng được gây lãng phí tiền bạc.

Bằng cách áp dụng những mẹo và lưu ý khi xếp đồ trong tủ đông ở trên, bạn sẽ dễ dàng duy trì chất lượng thực phẩm, tránh nhiễm khuẩn và hạn chế lãng phí. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến việc sử dụng tủ đông, hãy để lại comment dưới bài viết để kanawa.vn có thể hỗ trợ bạn nhé!