Lắp đặt tủ đông tuy đơn giản nhưng cũng đòi hỏi người dùng cần nắm rõ một số kỹ thuật quan trọng. Vậy những kỹ thuật đó là gì? Làm sao để lắp đặt và sử dụng tủ đông một cách chính xác và hiệu quả? Cùng Kanawa khám phá trong bài viết và ứng dụng hiệu quả vào thực tế công việc nhé!
1. Hướng dẫn quy trình lắp đặt tủ đông chuẩn kỹ thuật
1.1. Chọn vị trí đặt tủ
Việc lựa chọn vị trí đặt tủ đông rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả hoạt động của tủ và tiết kiệm điện năng. Bạn nên chọn một không gian thoáng mát, khô ráo và tránh những khu vực có ánh nắng trực tiếp hoặc gần nguồn nhiệt như bếp hay lò sưởi.

Để tủ có thể hoạt động tối ưu, đảm bảo tủ luôn có không gian thông thoáng, bạn cần duy trì khoảng cách tối thiểu 10-15 cm từ các vật cản xung quanh như tường, kệ,… Đặc biệt, đối với các dòng tủ đông lớn như Kanawa 1000 lít, bạn cần phải kiểm tra kỹ không gian lắp đặt để tránh tủ không vừa vặn và gây cản trở trong quá trình sử dụng.
1.2. Lắp đặt hoàn thiện tủ
Sau khi chọn được vị trí thích hợp, bạn cần tiến hành lắp đặt tủ một cách cẩn thận. Đảm bảo tủ được đặt trên mặt sàn phẳng và chắc chắn để tránh tình trạng tủ bị nghiêng hoặc rung lắc khi hoạt động. Nếu cần thiết, bạn có thể sử dụng miếng lót hoặc điều chỉnh chân tủ để đảm bảo tủ không bị lệch.

Nếu tủ có cửa, hãy chắc chắn rằng bạn có đủ không gian để mở cửa một cách thoải mái và dễ dàng, tránh việc cửa bị kẹt hoặc khó mở.
1.3. Kết nối nguồn điện
Trước khi cắm điện vào tủ, cần vệ sinh tủ sạch sẽ và để tủ nghỉ ít nhất 2 giờ sau khi di chuyển. Khi kết nối tủ với nguồn điện, chọn ổ cắm có điện trở từ 10A trở lên. Không nên dùng chung ổ cắm với các thiết bị khác bởi điện có thể chập chờn, mất ổn định gây ảnh hưởng đến hiệu quả làm lạnh của tủ.

2. Khi nào nên cắm điện và bắt đầu vận hành tủ đông?
Khi mới mua, tủ đã trải qua một quá trình vận chuyển dài và có thể bị xáo trộn các yếu tố bên trong, đặc biệt là khí gas. Do đó, trước khi sử dụng, bạn nên để tủ nghỉ ngơi ít nhất 2 giờ. Việc này giúp khí gas trong tủ ổn định trở lại, tránh tình trạng sốc điện và bảo vệ hiệu suất của máy nén.
Sau khoảng thời gian nghỉ ngơi 2 giờ, bạn có thể bắt đầu cắm điện cho tủ. Tuy nhiên, để tủ làm quen với hoạt động, bạn nên điều chỉnh công suất của tủ ở mức thấp nhất trong khoảng 4 đến 8 tiếng đầu. Điều này giúp tủ dần dần ổn định và hoạt động hiệu quả mà không gặp phải vấn đề hư hỏng do hoạt động quá tải.

Trong giai đoạn tủ đang làm quen với công việc, bạn tuyệt đối không nên cho thực phẩm vào tủ. Lý do là tủ mới sẽ có mùi nhựa từ các bộ phận bên trong. Nếu thực phẩm được cho vào quá sớm, mùi này sẽ ám vào thực phẩm, làm giảm chất lượng bảo quản. Để mùi nhựa trong tủ nhanh chóng bay đi, bạn nên mở cửa tủ khoảng 5 phút sau mỗi 2 giờ.
Sau khi đã qua thời gian ổn định từ 4-8 giờ, bạn có thể vệ sinh cả bên trong và bên ngoài tủ để loại bỏ bụi bẩn hoặc mùi nhựa còn sót lại. Sau đó, tủ đã sẵn sàng để bạn bắt đầu bảo quản thực phẩm một cách bình thường, hiệu quả và an toàn.
3. TIP sử dụng tủ đông hiệu quả, tiết kiệm điện
Dưới đây là một số TIP giúp bạn sử dụng tủ đông hiệu quả và tiết kiệm điện năng.

3.1. Tối ưu hóa không gian chứa trong tủ đông
- Sắp xếp hợp lý: Khi cho thực phẩm vào tủ đông, bạn cần đảm bảo không chất đầy quá mức so với không gian chứa. Các thực phẩm cần được xếp gọn gàng và có đủ không gian để hơi lạnh có thể lưu thông. Điều này sẽ giúp tủ đông làm lạnh nhanh và đồng đều hơn, giảm tải cho động cơ và tiết kiệm điện.
- Không để khoảng trống quá lớn: Nếu có quá nhiều khoảng trống trong tủ, thiết bị sẽ phải làm việc nhiều hơn để duy trì nhiệt độ, dẫn đến tiêu thụ điện năng cao. Do vậy, không nên để quá nhiều khoảng trống, chỉ để đủ cho hơi lạnh lưu thông.
3.2. Hạn chế mở cửa tủ đông thường xuyên
- Hạn chế mở cửa tủ: Mở cửa tủ đông quá lâu và thường xuyên không chỉ làm mất hơi lạnh mà còn khiến thiết bị phải làm việc thêm để điều chỉnh nhiệt độ. Nếu bạn cần lấy thực phẩm, hãy chuẩn bị sẵn sàng để hạn chế thời gian cửa tủ mở.
- Đóng cửa tủ ngay sau khi sử dụng: Đảm bảo cửa tủ luôn được đóng kín sau mỗi lần sử dụng. Kiểm tra xem cửa tủ có bị hở hay không để tránh việc làm mất hơi lạnh không cần thiết.

3.3. Rã đông định kỳ để duy trì hiệu suất làm lạnh
- Rã đông khi cần thiết: Lớp tuyết bám trong tủ có thể ảnh hưởng đến hiệu quả làm lạnh của thiết bị. Khi lớp tuyết dày khoảng 3-5 mm, bạn cần tiến hành rã đông để giữ cho tủ hoạt động hiệu quả. Việc này không chỉ giúp tiết kiệm điện mà còn tăng cường khả năng làm mát của tủ.
- Sử dụng các phương pháp rã đông tự nhiên: Để tránh hư hỏng tủ, bạn nên để tủ rã đông tự nhiên thay vì dùng các công cụ như máy sấy hay vật nhọn để làm sạch.
3.4. Chú ý đến cách bảo quản thực phẩm
- Bọc thực phẩm kỹ càng: Để tránh mùi thực phẩm ám vào tủ, bạn nên bọc thực phẩm trong túi nilon kín. Điều này không chỉ giữ cho tủ sạch sẽ mà còn giảm thiểu việc phải vệ sinh tủ thường xuyên, từ đó tiết kiệm thời gian và công sức.
- Tránh nhồi nhét thực phẩm: Không nhồi nhét quá nhiều thực phẩm vào một lần, đặc biệt là thực phẩm ấm. Điều này sẽ làm tăng nhiệt độ trong tủ, khiến tủ phải tiêu thụ nhiều điện năng hơn để làm lạnh.

3.5. Kiểm tra và bảo trì thường xuyên
- Vệ sinh lỗ thoát nước: Kiểm tra thường xuyên lỗ thoát nước của tủ để tránh bị tắc nghẽn hoặc đóng tuyết. Khi lỗ thoát nước bị tắc, nước có thể tràn ra ngoài và gây rủi ro hư hỏng. Một hệ thống thoát nước hoạt động tốt giúp duy trì hiệu quả làm lạnh và tiết kiệm điện.
- Kiểm tra vỏ và cửa tủ: Đảm bảo cửa tủ đóng kín và không có bất kỳ vết nứt hay lỗ hổng nào. Nếu cửa tủ không kín, nhiệt độ bên trong sẽ không ổn định, gây lãng phí điện năng.
3.6. Cắm điện và tiếp đất an toàn
- Cắm đúng nguồn điện: Đảm bảo tủ đông được cắm vào nguồn điện có công suất phù hợp với yêu cầu của nhà sản xuất. Việc này không chỉ giúp tiết kiệm điện mà còn đảm bảo an toàn cho thiết bị và người sử dụng.
- Hệ thống tiếp đất: Để tránh nguy cơ rò điện, bạn nên lắp đặt một hệ thống tiếp đất cho tủ, giúp bảo vệ an toàn cho người sử dụng và tránh nguy cơ giật điện.

Trên đây là những kinh nghiệm mà người dùng có thể áp dụng trong quá trình lắp đặt tủ đông. Mong rằng những thông tin này sẽ có ích cho bạn và giúp bạn sử dụng thiết bị tối ưu và hiệu quả nhất.