Ngày nay, có lẽ không khó để chúng ta bắt gặp được hình ảnh của những chiếc tủ đông nằm được sử dụng phổ biến tại nhà hàng, siêu thị hay các cơ sở sản xuất… Tuy nhiên, bạn có thực sự hiểu rõ cấu tạo tủ đông gồm những gì và nguyên lý hoạt động ra sao? Hãy cùng Kanawa tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây để sử dụng tủ đông hiệu quả và tiết kiệm nhé!
1. Khám phá tổng quan chi tiết cấu tạo tủ đông nằm
1.1. Block làm lạnh
Block làm lạnh là “trái tim” của hệ thống tủ đông, đảm nhiệm vai trò nén môi chất lạnh từ dạng khí sang dạng lỏng ở áp suất cao. Nhờ đó, quá trình làm lạnh được thúc đẩy nhanh chóng, đảm bảo duy trì nhiệt độ sâu và ổn định bên trong khoang chứa.

Đặc biệt, với lõi đồng tinh luyện chất lượng cao, block làm lạnh không chỉ vận hành bền bỉ mà còn tiết kiệm điện năng đáng kể. Đây chính là bộ phận quyết định hiệu suất và độ bền của tủ đông.
1.2. Dàn nóng và dàn lạnh
Dàn nóng và dàn lạnh là cặp đôi không thể tách rời trong hệ thống làm lạnh của tủ đông:

- Dàn nóng: Được thiết kế từ ống đồng cao cấp, có chức năng thải nhiệt ra ngoài sau khi môi chất lạnh được nén ở áp suất cao. Điều này giúp duy trì nhiệt độ lý tưởng bên trong khoang chứa.
- Dàn lạnh: Đóng vai trò phân phối hơi lạnh đều khắp không gian bảo quản thực phẩm. Với thiết kế lõi đồng tinh luyện, dàn lạnh không chỉ làm mát nhanh mà còn đảm bảo độ lạnh sâu, duy trì nhiệt độ ổn định trong thời gian dài.
- Quạt gió: Được tích hợp để phân phối luồng khí lạnh đều và nhanh hơn. Với động cơ lõi đồng vận hành êm ái, quạt gió giúp tối ưu hiệu suất làm lạnh và tiết kiệm điện năng đáng kể.
1.3. Môi chất lạnh
Tủ đông nằm sử dụng môi chất lạnh R290 – loại gas thân thiện với môi trường, an toàn khi sử dụng. Điểm đặc biệt của loại gas này là khả năng hấp thụ và truyền tải nhiệt nhanh chóng, giúp quá trình làm lạnh diễn ra hiệu quả và tiết kiệm điện.

Bên cạnh đó, R290 còn nổi bật với đặc tính bay hơi nhanh, không gây đóng tuyết trên bề mặt dàn lạnh, giữ cho thực phẩm luôn tươi ngon mà không bị đóng băng cứng.
1.4. Thành tủ
Thành tủ được gia công từ inox nguyên khối chống gỉ siêu bền, giúp bảo vệ kết cấu bên trong khỏi các tác động bên ngoài như va đập, bụi bẩn và độ ẩm… Phần hợp kim bên ngoài được mạ màu tinh tế, tạo sắc trắng kem thanh nhã, mang lại vẻ ngoài hiện đại và sang trọng cho tủ.
Ngoài ra, thành tủ còn tích hợp chức năng cách nhiệt hiệu quả, ngăn không cho hơi lạnh thoát ra ngoài, giúp tiết kiệm điện năng và duy trì nhiệt độ lý tưởng bên trong tủ đông nằm.

1.5. Cửa tủ
Cửa tủ được thiết kế đa dạng như cửa đóng mở, cửa lùa linh hoạt,… Trong đó, cửa lùa được nhiều KH lựa chọn nhờ sử dụng kính cường lực hai lớp có khả năng cách nhiệt tối ưu. Lớp chân không nằm giữa hai lớp kính, cửa tủ không chỉ ngăn nhiệt thoát ra ngoài mà còn tránh hiện tượng đọng sương.

Đặc biệt, hệ thống ray trượt mượt mà cho phép đóng mở cửa dễ dàng chỉ bằng một thao tác nhẹ nhàng. Viền kính được bao bọc bằng lớp nhựa mềm bảo vệ tay khi tiếp xúc, đảm bảo an toàn tuyệt đối khi sử dụng.
1.6. Bảng điều khiển
Bảng điều khiển được đặt ở mặt trước của tủ, thuận tiện cho việc theo dõi và điều chỉnh. Giao diện trực quan với núm xoay nhiều mức chỉnh nhiệt linh hoạt, giúp người dùng dễ dàng thiết lập nhiệt độ phù hợp cho từng loại thực phẩm.
Ngoài ra, màn hình LED hiển thị thông số nhiệt độ và thời gian rõ ràng, giúp kiểm soát hoạt động của tủ một cách chính xác. Đặc biệt, tích hợp aptomat giúp bảo vệ tủ khỏi tình trạng quá tải điện, đảm bảo an toàn và tăng tuổi thọ cho tủ đông nằm ngang.

1.7. Bánh xe
Hệ thống bánh xe PU chịu lực 360 độ được thiết kế tinh tế, giúp người dùng dễ dàng di chuyển tủ đông đến vị trí mong muốn mà không tốn sức. Đặc biệt, bánh xe có khóa chốt an toàn, đảm bảo tủ luôn cố định vững chắc khi vận hành. Với cơ chế chuyển động linh hoạt, người dùng có thể vệ sinh xung quanh và dưới tủ một cách dễ dàng.
1.8. Các tiện ích khác
Ngoài ra, cấu tạo tủ đông nằm ngang còn bao gồm một số chi tiết khác như:

- Kệ/giá đựng: Bên trong tủ được trang bị các kệ/giá đựng dạng nan song chắc chắn, giúp phân chia thực phẩm một cách khoa học. Một số mẫu tủ còn sử dụng giỏ đựng bằng mica bán trong suốt, giúp dễ dàng phân loại thực phẩm theo từng nhóm.
- Cảm biến nhiệt: Tích hợp cảm biến nhiệt độ thông minh, giúp phát hiện và điều chỉnh nhiệt độ tự động để duy trì mức lạnh sâu ổn định mà không bị đóng băng. Nhờ đó, thực phẩm được bảo quản trong điều kiện tối ưu, giữ nguyên chất lượng và hương vị tươi ngon.
- Lỗ thoát nước: Được thiết kế với ống dẫn nối thông đáy tủ với môi trường bên ngoài, lỗ thoát nước giúp loại bỏ nước đọng một cách hiệu quả, đảm bảo khoang chứa luôn khô ráo. Đặc biệt, khi cần vệ sinh tủ, lỗ thoát nước hỗ trợ xả thải nhanh chóng, tiết kiệm tối đa thời gian và công sức.
- Khóa an toàn: Một số mẫu tủ đông còn trang bị khóa an toàn, giúp ngăn chặn tình trạng mở cửa ngoài ý muốn, đặc biệt hữu ích khi sử dụng tại các gia đình có trẻ nhỏ….
2. Nguyên lý hoạt động của tủ đông là gì?
Tủ đông nằm hoạt động dựa trên chu trình làm lạnh khép kín, được chia thành bốn giai đoạn chính giúp duy trì nhiệt độ thấp ổn định bên trong. Cụ thể:

- Giai đoạn 1 – Hấp thụ nhiệt và nén khí làm lạnh: Quá trình bắt đầu khi hơi nước khô trong tủ đông hấp thụ nhiệt từ không gian bên trong, khiến nhiệt độ giảm xuống. Khi đó, máy nén sẽ hút và nén khí làm lạnh, tạo ra áp suất cao và làm tăng nhiệt độ của chất làm lạnh.
- Giai đoạn 2 – Giảm nhiệt và ngưng tụ: Khí làm lạnh sau khi được nén sẽ đi qua dàn ngưng bên ngoài tủ đông. Tại đây, nhiệt lượng sẽ được giải phóng ra môi trường bên ngoài, khiến chất làm lạnh nguội đi và chuyển từ trạng thái khí sang trạng thái lỏng tinh khiết. Chất lỏng này sau đó sẽ chảy qua van tiết lưu.
- Giai đoạn 3 – Giãn nở và làm lạnh: Khi đi qua van tiết lưu, chất làm lạnh từ nơi có áp suất cao sẽ di chuyển đến vùng có áp suất thấp hơn. Quá trình giãn nở xảy ra làm cho chất làm lạnh bay hơi mạnh mẽ, đồng thời hấp thụ nhiệt từ không gian bên trong tủ đông, tạo ra luồng khí lạnh.
- Giai đoạn 4 – Hoàn tất chu trình làm lạnh: Chất làm lạnh sau khi hấp thụ nhiệt sẽ quay trở lại máy nén, hoàn thành một chu trình làm lạnh khép kín. Chu trình này liên tục lặp lại, đảm bảo duy trì nhiệt độ thấp ổn định bên trong tủ đông.
3. Mẹo sử dụng tủ đông không lo tốn điện
Để sử dụng tủ đông nằm hiệu quả, không phải lo lắng về hóa đơn tiền điện hàng tháng, bạn cần đặc biệt chú ý một số điều sau:

- Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với loại thực phẩm
Mỗi loại thực phẩm yêu cầu mức nhiệt bảo quản khác nhau. Để tiết kiệm điện, hãy điều chỉnh nhiệt độ tủ đông sao cho phù hợp nhất với từng loại thực phẩm. Ví dụ: Thịt cá cần nhiệt độ khoảng -18°C, trong khi hải sản tươi sống nên để ở mức -25°C để giữ được độ tươi ngon.
- Sắp xếp thực phẩm gọn gàng, hợp lý
Không nên nhồi nhét thực phẩm quá chật trong tủ đông vì sẽ cản trở luồng không khí lạnh lưu thông đều. Hãy sắp xếp sao cho khí lạnh dễ dàng lan tỏa, đồng thời đặt thực phẩm cần dùng trước ở vị trí dễ lấy nhất để tránh mở tủ quá lâu.

- Vệ sinh và xả tuyết định kỳ
Tủ đông bị đóng tuyết dày sẽ làm giảm hiệu suất làm lạnh và gây tiêu tốn điện năng. Do đó, bạn nên xả tuyết và vệ sinh tủ định kỳ 2 – 3 tháng/lần để đảm bảo không khí lưu thông tốt và tủ hoạt động ổn định.
- Hạn chế mở tủ quá thường xuyên và quá lâu
Mở cửa tủ thường xuyên hoặc giữ cửa mở quá lâu sẽ làm thất thoát hơi lạnh, buộc tủ phải làm lạnh lại từ đầu, gây hao điện đáng kể.
- Đảm bảo cửa tủ đóng kín hoàn toàn
Kiểm tra gioăng cao su ở cửa tủ thường xuyên để đảm bảo cửa đóng kín, không rò rỉ hơi lạnh ra ngoài. Nếu gioăng bị hỏng, nên thay mới để tủ đông hoạt động hiệu quả hơn.
Như vậy, bằng việc hiểu rõ cấu tạo tủ đông nằm sẽ giúp bạn sử dụng sản phẩm hiệu quả và tiết kiệm điện năng tối ưu. Nếu bạn đang cân nhắc mua tủ đông nằm ngang, đừng quên liên hệ tới hotline 0915.86.1515 để được Kanawa tư vấn sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng và không gian lưu trữ của mình nhé!