Cách bảo quản bánh kem tốt nhất hiện nay có tốn kém thêm chi phí gì khác hay không? Đây là thắc mắc được rất nhiều người quan tâm – đặc biệt những ai định mở tiệm bán hàng. Với các bà nội trợ thì công đoạn này chẳng khó khăn là mấy, miễn sao giữ được vị ngon. Những thông tin được chia sẻ dưới đây đã ứng dụng thành công trong thực tiễn.
1. Giải đáp nhanh: Bánh kem bảo quản được bao lâu?
Bánh kem có rất nhiều loại khác nhau, mỗi chiếc sẽ có HSD riêng. Có những cái chỉ dùng được trong ngày, để qua đêm sẽ thay đổi kết cấu ngay. Trong khi đó, nhiều loại lưu giữ được trong 2-3 ngày. Nếu đặt trong điều kiện lưu trữ thích hợp, thời gian này có thể tăng lâu hơn. Thông thường, bánh sẽ được làm mát để ngăn ngừa sự phân hủy của các hợp chất bên trong.
Đặt trong điều kiện nhiệt độ môi trường, bánh kem dùng trong ngày là an toàn nhất. Tuy nhiên, được đưa vào ngăn mát thì khoảng 3 ngày vẫn ăn ngon lành. Với các loại tủ bánh kem chuyên dụng chỉ để bày bánh gato thì bán trong 5-7 ngày là chuyện thường.
2. 3 cách bảo quản bánh kem lâu và ngon nhất
Nhiều nhà không mấy bận tâm đến việc lưu trữ như nào, vì họ mua vừa đủ ăn. Tuy nhiên, vấn đề này lại trở nên đáng quan ngại trong các cửa tiệm. Dù cần hay chưa thì cũng nên note lại ngay 3 cách thông dụng, dễ làm ngay bên dưới.
2.1 Bảo quản bằng tủ lạnh
Chức năng của tủ lạnh ở các tiệm này hầu hết đều để cất nguyên liệu dự trữ. Chỉ có các gia đình bán chuyên mới cất bánh trong tủ lạnh. Bởi vì, khí lạnh trong tủ thường sâu hơn, khiến mặt bánh bị khô. Nếu không ăn hết trong tối đa 3 ngày vẫn sẽ bị mốc hoặc bông lan, kem bị cứng lại.
Không chỉ vậy, đặt bánh kem cùng nhiều loại thực phẩm khác có thể bị nhiễm mùi. Nếu tủ cất chuối, mít, sầu riêng,… thì bánh không thoát khỏi được mùi đó đâu.
- Để nguyên hộp giấy bọc bên ngoài, đặt bánh trong hộp có nắp cẩn thận.
- Không đặt gần khe làm mát hay quạt tản nhiệt, nên để trong ngăn có nhiệt độ 5-8 độ C.
2.2 Bảo quản bằng tủ chuyên dụng
- Với các thiết bị mới mua thì cần chờ khoảng 24h để block bình ổn rồi mới kết nối nguồn điện.
- Khi đã cấp điện, bật chế độ làm mát khoảng 2h, lần lượt xếp bánh vào các kệ.
- Nếu thấy hơi nước xuất hiện trên mặt kính thì bật chế độ sấy khoảng 30-40” – Không cần bật liên tục.
- Dùng cấp ẩm hoặc khử khuẩn khi thấy cần thiết, có thể mở mỗi ngày tùy nhu cầu.
- Dùng tủ chuyên dụng thì không cần phải đậy kín bánh, rất tiện cho KH lựa chọn khi nhìn từ bên ngoài.
2.3 Bảo quản trong điều kiện thường
Nếu trời lạnh, bánh có thể để 10-12h vẫn ăn ngon, chỉ cần đậy lại ngăn côn trùng, bụi bẩn,… Còn nhiệt độ từ 27-30 độ C hoặc hơn thì chỉ 4-5h cũng khiến kem bị chảy, chua, ngả màu.
Nếu không có ý định cất vào tủ lạnh thì nhớ phải cho vào hộp, hoặc đậy lại. Với miếng bánh kem đã cắt dở, cần ép bánh sandwich cho mỏng rồi áp lên mặt cắt đó.
➤ ➤ ➤ AI CŨNG NÊN ĐỌC: Hướng dẫn sử dụng tủ trưng bày bánh kem
3. Lưu ý để bảo quản bánh kem không bị khô cứng, hư hỏng
3.1 Chọn cách bảo quản phù hợp với bánh
Nếu không được cất giữ đúng cách, form sẽ bị mất, kem thì chảy. Không ít TH giao bánh đến tay khách hàng thì kem đã chảy nước, rất mất uy tín. Vì thế, ngay từ lúc mới làm xong đã phải đưa vào điều kiện nhiệt độ phù hợp.
Cần < 5 độ C thì không nên vượt quá, cần 5-8 độ C thì căn chỉnh cho hợp lý. Có nhiều loại bánh kem như mousse, flan, gato, cheese cake, tiramisu,… nên hãy setup cho chuẩn với từng loại. Khi trưng bày nên đặt nhóm cùng tính chất chung 1 khu vực, dễ kiểm soát nhiệt độ hơn.
3.2 Chú ý thời gian bảo quản tối đa
Không phải cứ làm lạnh đúng yêu cầu thì muốn để bánh bao lâu cũng được. Đã là thực phẩm chế biến ắt sẽ có HSD, dù ngắn dù dài. Đó là lý do các tiệm bánh cần in/ghi date cẩn thận, dễ bề kiểm soát hơn. 1 tủ bày biện nhiều loại khác nhau, sẽ có chiếc hưởng nhiệt độ không chuẩn. Vì thế, xuất hiện bánh hỏng cũng là điều dễ hiểu.
Người bán cần kiểm tra chất lượng bánh mỗi ngày, đặc biệt những chiếc đã cất trong tủ > 2 ngày. Nếu để > 2 ngày, nhớ quan sát thật kỹ, thấy đổi màu hay nấm mốc thì bỏ ngay.
3.3 Nhận biết dấu hiệu bánh hỏng và loại bỏ
- Dựa trên mùi: Hầu hết các loại bánh đều dùng bột mì, kem tươi, trứng gà,… 1 trong những nguyên liệu này hỏng sẽ khiến mùi chua bốc lên. Đặc biệt là lớp whipping để bên ngoài sẽ có mùi rất khó chịu nếu bị nóng, hỏng.
- Dựa trên màu: Bánh bị ngả sang màu ngà (nếu lớp cream trước đó màu trắng). Với những chiếc bánh màu sắc thì độ tươi sẽ giảm đi, màu bị phai dần, xuất hiện đốm trắng.
- Dựa trên cảm quan: Bánh xuất hiện nấm, mốc sẽ bị nhìn ra ngay nếu vi khuẩn xâm nhập từ mặt trên, xung quanh. Cần kiểm tra phần đế, các hình decor thật cẩn thận trước khi ăn. Cốt bánh bị hỏng sẽ trở nên khô cứng, rời rạc, không có độ đàn hồi như lúc mới làm.
Những cách bảo quản bánh kem trên đây có thể áp dụng trong mọi tình huống, quy mô bán hàng. Mẹo nhỏ thôi nhưng giúp tối ưu nhiều chi phí nguyên liệu, không phải hủy trong ngày.