Bạn đã biết cách đong nước nấu cơm chưa? Có bao nhiêu cách làm và đâu là cách chuẩn nhất vậy? Đây là một việc tưởng chừng đơn giản nhưng thực chất thì lại không phải vậy. Bởi mỗi nồi, mỗi loại gạo sẽ cần một mức nước khác nhau. Chỉ cần bạn cho nước sai thì nồi cơm hôm đó coi như “bỏ đi”. Chính vì thế, hãy tham khảo luôn bài viết này của bếp công nghiệp Kanawa để biết các mẹo hay giúp bạn luôn tự tin, làm chủ mọi bữa cơm ngon canh nhọt nhé.
1. 3 cách đong nước nấu cơm hay được áp dụng nhất
Đong nước nấu cơm là công công việc cần làm mỗi ngày. Do đó chúng ta sẽ được tiếp cận và thực hành từ rất sớm, khi bước vào độ tuổi học THCS là đã được bà được mẹ truyền dạy cho kinh nghiệm này rồi. Và 3 cách làm được áp dụng nhiều nhất, dễ nhất mà hầu như ai cũng biết đó là:
1.1 Dùng đốt ngón tay
Ở Việt Nam, đây có thể coi như cách “quốc dân” để ước lượng mức nước cho gạo. Từ Bắc đến Nam, dù ở quê hay thành phố thì phương thức này vẫn luôn được truyền dạy và như bí kíp gia truyền vậy. Không biết cách làm này có từ bao giờ, nhưng nó được thịnh hành như vậy bởi lẽ: vừa dễ làm lại dễ chỉ và người được chỉ cũng dễ nhớ.
Bạn hãy xem có phải mình vẫn hay làm như thế này không nhé: Sau khi đã vo gạo và cho vào nồi bạn thêm nước ngập gạo, lấy ngón tay trỏ nhúng vào nồi cơm đến khi đầu ngón tay chạm vào gạo thì dừng lại. Nếu mức nước trong nồi ngập xấp xỉ gần hết đốt ngón tay đầu tiên là ok.
1.2 Nghiêng nồi
Đây có lẽ là cách làm dân gian mà không có nhiều người biết đến lắm. Tuy nhiên nếu áp dụng được thì xin chúc mừng bạn đã đạt đến trình độ đong nước nấu cơm đỉnh cao rồi đó. Bởi lẽ bạn chỉ cần cho nước vào nồi, nghiêng một chút, dùng mắt thường quan sát là đã có thể biết được lượng nước này đủ hay chưa.
Cụ thể hơn: cầm tay vào một bên thành nồi, nghiêng nồi khoảng 30 độ nếu lúc này mức nước bên trong (phía bên cầm tay) vừa khéo làm hở ra gạo thì là bạn đã cho nước đúng đủ. Còn nếu đã nghiêng đúng như vậy mà gạo vẫn chưa hở ra thì là nồi đang dư nước, còn gạo hở ra quá nhiều thì là nồi đang thiếu nước.
1.3 Dựa theo thang đo trong nồi
Cuối cùng là cách đơn giản nhất, tiện lợi nhất tuy nhiên nó lại được đánh giá là có độ chính xác không cao.
- Bạn thực hiện như sau: Trong mỗi lõi nồi cơm điện đều có sẵn 2 vạch là mức gạo và nước nước. Hiểu hơn giản là khi bạn cho gạo đến một mức cụ thể này thì tại đó cũng sẽ ghi luôn mức nước tương ứng. Bạn chỉ cần cho nước vừa đến đó là được.
- Tuy nhiên, nhiều người nhận ra rằng nếu làm theo ý trang hướng dẫn cơm thường sẽ bị nhả. Bởi có lẽ mức vạch đó chỉ đúng tương đối và phù hợp cho loại gạo cụ thể nào đó.
Bạn có thể áp dụng cả 3 cách trên hoặc chọn một ra một phương án tủ cho mình. Nhưng lưu ý kết quả chỉ đạt được tốt nhất khi:
- Bề mặt gạo trong nồi ở dạng mặt phẳng đều chứ không phải chỗ nhiều chỗ lại ít
- Đúng với loại gạo mà bạn đang dùng quen, khi gia đình đổi sang ăn loại khác thì cân đối lại mức nước
- Áp dụng cho nồi cơm điện, loại lòng tròn sâu còn các loại nồi gang hay nồi nấu bếp gas thì khả năng đúng không cao.
✘✘✘ ĐỌC THÊM VỀ: Tủ nấu cơm công nghiệp mini
2. Sự khác biệt khi đong nước nấu cơm cho từng loại gạo
Mỗi loại gạo sẽ cần một mức nước khác nhau, tùy thuộc vào chất gạo nở nhiều hay ít, khô hay ướt. Bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt này rõ ràng nhất qua 3 loại sau đây:
2.1 Gạo tẻ
Là loại dùng để nấu cơm ăn hằng ngày, gạo tẻ hút lượng nước không nhiều không ít mà sẽ theo tỷ lệ khoảng 1 phần gạo tương đương với 1,5 nước. Một số loại như khang dân sẽ hơi khô hơn vì thế bạn cần cho nhiều nước hơn. Còn gạo điện biên, tám, nàng hương…thì lại dẻo hơn nên cần ít nước hơn một chút.
2.2 Gạo nếp
Gạo nếp dùng chủ yếu để nấu xôi, nấu cơm nếp, làm bánh. Đặc tính ăn dẻo mềm, dễ bị nhão nên khi nấu cần rất ít nước, tỷ lệ khoảng 1 gạo/0,7 nước (áp dụng cho khi nấu cơm nếp), còn khi làm bánh, thổi xôi thì gạo sẽ được luộc trong nước. Nếu bạn định trộn gạo nếp chung với gạo tẻ để nấu cơm cho ngon thì khi nấu cần giảm bớt nước đi nhé.
2.3 Gạo lứt
Ngày nay gạo lứt được dùng rất nhiều, có người còn chuyển hẳn từ gạo tẻ qua ăn gạo lứt. Ưu điểm giúp giảm cân, tốt cho sức khỏe, tim mạch nhưng loại này lại hơi khô, hơi cứng. Do đó, bạn cần cho tương đối nhiều nước (1 gạo/1,8 nước) khi nấu. Nếu có thời gian thì nên ngâm trước để cơm ăn được mềm hơn.
✦✦✦ TÌM HIỂU: Tủ nấu cơm công nghiệp 20kg
3. Lưu ý cần nhớ để nấu cơm ngon, chín đều
Nếu như phía trên là các hướng dẫn chi tiết cụ thể về cách đong nước cho cho gạo thì dưới đây sẽ là các tips xung quanh vấn đề này. Tác dụng hỗ trợ bạn đong nước chuyên nghiệp hơn, nấu cơm ngon hơn và tối ưu lợi ích nhất có thể.
3.1 Vo gạo trước khi đong nước
Mục đích chính của vo gạo là làm sạch gạo bỏ đi phần bụi bẩn khi xay xát, bảo quản. Bên cạnh đó khi vo gạo sẽ có độ nở nhất định giúp nước ngấm vào và làm hạt gạo bung nở đều lúc ăn được mềm dẻo. Cách làm: Bạn cho gạo vào một cái rá, chọn loại đan dày để gạo không bị lọt xuống các mắt đan. Cho rá gạo vào nước dùng tay xua xua để bụi bẩn tách ra, làm như vậy vài lần rồi cho gạo vào nồi cơm điện thêm nước và nấu.
3.2 Nấu cơm bằng nước nóng
Nếu nhà có sẵn nước nóng bạn hãy dùng nước đó để nấu cơm, như vậy cơm chín nhanh hơn. Nhưng với nước nóng bạn chỉ nên dùng cách đong nước số 2 và 3 bên trên còn cách số 1 phải cẩn thận không sẽ bị bỏng tay. Nhiều người đã làm theo phương pháp này và đều thấy rất tiện lợi, đây là mẹo khá hay ho mà bạn nên thử đó
3.3 Dùng tủ cơm công nghiệp
Việc đong nước nấu cơm bằng tay hay mắt thường đôi khi cũng xảy ra rủi ro nhất là khi bạn nấu cơm số lượng lớn. Chính vì thế, sử dụng tủ nấu cơm là 1 giải pháp siêu hữu ích mà nhiều nhà hàng, quán ăn hiện nay đang áp dụng.
Bạn không cần ước lượng nước xem đã đủ chưa, chuẩn chưa nữa mà công việc này đã được người sản xuất định lượng sẵn rồi. Bạn chỉ cần cho gạo và nước đúng hướng dẫn rồi để vào tủ, đóng kín cánh lại và bật chế độ nấu. Cứ như vậy gạo sẽ được đun chín tự động cho chất lượng cơm dẻo, giữ nguyên được chất dinh dưỡng.
Giờ đây cách đong nước nấu cơm đã trở nên siêu đơn giản, siêu dễ dàng rồi đó. Hy vọng các bạn sẽ áp dụng đúng theo hướng dẫn và có được thành quả cơm chất lượng.