Phở xào chay xứng đáng được liệt kê vào hàng ngũ những món ăn healthy, Không cần nhiều nguyên liệu hay kỹ thuật phức tạp, chỉ 5-10’’ là bạn đã có ngay món ăn ngon. Hơn nữa, ẩm thực chay ngày càng trở nên thịnh hành và phổ biến, đặc biệt là với giới trẻ. Bắt đầu từ món ăn đơn giản, biết đâu bạn lại mở ra con đường kinh doanh cho riêng mình.
1. Giải mã sức hấp dẫn thần kì của món phở xào chay
Nghe tên là bạn có thể thấy rõ món ăn này đều có nguyên liệu từ thực vật. Chắc hẳn đây là “kẻ thù” của những bạn ghét ăn rau. Thế nhưng, đồ chay ngày nay rất đa dạng, không phải gắn mác “chay” là được làm từ rau. Do đó, những món ăn có nguồn gốc thực vật ngày càng được yêu thích.
1.1 Phở xào ít mỡ
Vì nguyên liệu không có thịt nên ta chẳng lo chất béo từ chúng sẽ tiết ra khi đun nấu. Món ăn nhờ vậy mà được cắt giảm lượng chất béo đáng kể, hàm lượng dầu mỡ cũng rất thấp. Dù không được “bóng bẩy” như khi nấu cùng thịt nhưng hương vị món ăn vẫn rất hấp dẫn. Mọi nguyên liệu đều được kết hợp với nhau 1 cách hài hòa, cân đối.
1.2 Nhiều rau củ dinh dưỡng
Với món ăn này, bạn có thể cho các loại rau củ tùy ý. Có người xào thuần nấm, có người cho su hào, cà rốt. Một số khác lại thích rau xanh kết hợp. Bạn nào mới tập ăn chay thì dùng món được tạo hình từ đậu hũ. Nhìn chung, dù nấu như thế nào thì dĩa thành phẩm cũng rất tràn ngập màu sắc.
Bạn đừng nghĩ chỉ thịt mới có protein nhé! Đó là nhận định sai lầm. Lý do vì sao người ăn chay vẫn không bị thiếu chất? Vì họ sử dụng các loại rau như bina, ngô ngọt, đậu Hà Lan,… Đây đều là những nguồn cung cấp đạm thực vật vô cùng cao. Do vậy, đừng lo thiết chất nếu chỉ bổ sung rau, rau và rau.
1.3 Ăn không lo béo
Rau, củ nào cũng có khả năng cung cấp chất xơ, dù ít hay nhiều. Thế nhưng, không phải cứ ăn rau là không tăng cân đâu nhé! Điều quan trọng nhất khi kiểm soát cân nặng chính là tính được hàm lượng calo mỗi ngày. Hơn hết là cần tránh những loại thực vật có nhiều tinh bột.
2. Phở xào chay thường được ăn vào những dịp nào?
Hiện nay, ta bắt gặp món ăn được dán mác “chay” rất nhiều, không kể ngày nào hay dịp nào. Vậy khi những thực phẩm này chưa thành phổ thông thì chúng được sử dụng và chế biến khi nào?
Ngày rằm, mùng 1
Phở xào chay là món ăn cực thích hợp với ngày rằm, mùng 1. Việt Nam ta phần lớn đều thờ phật. Vì vậy, ăn chay đã trở thành bữa ăn không thể thiếu của nhiều gia đình. Mỗi dịp đầu hay giữa tháng, ta có thể bắt gặp rất nhiều cửa tiệm bán thuần chay. Chiếc nồi nấu phở của họ vẫn bốc hơi nghi ngút như mọi ngày. Thế nhưng, menu đã bán thêm những món chay mang hương vị đặc biệt.
Ăn theo chế độ ăn chay
Với những ai thực hiện chế độ kiêng đạm động vật thì phở chay xào cũng là món rất thích hợp. Không cần mất công chuẩn bị, cũng không cần nhiều nguyên liệu. Thời gian đúng bếp chỉ vỏn vẹn vài phút đã có ngay bữa ăn giàu dinh dưỡng.
Ăn đổi món
Một số bạn muốn đổi bữa, do hấp thụ quá nhiều đồ chiên, rán cũng có thể chọn phở chay. Với sự kết hợp đa dạng từ rau, củ, quả và một số loại hạt, đây chính là món ăn tuyệt vời. Hoặc bạn có thể chế biến với số lượng vừa phải để làm món ăn xế.
➤➤➤ THAM KHẢO: Cách làm món phở xào giòn
3. Cách nấu phở xào chay như thế nào là ngon nhất?
Công thức dưới đây chỉ mang tính tượng trưng về cách tiến hành cũng như nguyên liệu. Thực tế, món ăn này có thể biến tấu tùy ý người chế biến. Bạn thích loại rau nào thì dùng đúng loại đó. Tuy nhiên, quan trọng nhất chính là sự hòa hợp của các loại thực phẩm.
3.1 Chuẩn bị nguyên liệu
- Phở khô
- Rau cải ngọt, ngô non, cà rốt, hành tây
- Nấm hương, đậu phụ, gia vị các loại,…
Chọn nguyên liệu tươi ngon như thế nào?
- Rau cải: Chọn những cây có màu xanh đậm, thân màu nhạt. Bẹ to, lá to và không bị sâu ăn hại. Không chọn những cây héo, úa vàng và có ngon nhỏ.
- Ngô non: Mua tại những cơ sở uy tín. Ngô non có màu vàng nhạt, các hạt căng bóng xếp đều nhau. Mua những cây có độ lớn bằng ngón trỏ là hợp lý nhất.
- Cà rốt: Vỏ ngoài mịn, căng bóng, Lá phần ngọn vẫn có màu xanh và không bị khô hay úa vàng. Không mua những củ bị dập và có nhiều vết nứt lớn trên thân. Cà rốt có màu cam càng đậm thì càng ngọt.
- Đậu phụ: Tránh mua những đậu đã ngả vàng, có mùi chua và bị nhớt. Đậu ngon là khi vỏ ngoài mềm, dẻo, cầm lên có độ dai nhất định nhưng không bị cứng. Tuy nhiên, mua đậu trắng về chế biến sẽ đảm bảo an toàn hơn.
- Phở khô: Nên mua loại phở có sợi to bản tầm 0.5-1cm. Có thể mua dạng bán cân ngoài chợ nhưng cần xem kỹ chất lượng. Phở không có mùi ẩm, mốc hay có lốm đốm đen trên bề mặt. Các sợi không có nhiều vết nứt, gãy và không quá giòn.
3.2 Các bước xào phở
Trước hết, bạn ngâm phở khô với nước lạnh khoảng 5-7’’, tới khi các sợi chuyển màu trắng đục. Có thể dùng phở tươi nhưng thành phẩm sau khi xào sẽ không được dai, ngon và ngấm gia vị bằng. Bạn nào dùng phở tươi thì tách các sợi ra và thêm 1 chút dầu ăn để chúng không dính nhau nhé! Sau đó, tiến hành làm món ăn theo các bước dưới đây.
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Bỏ gốc rau cải, rửa sạch và cắt khúc, trụng sơ với nước sôi và để ráo nước.
- Đậu phụ xắt thành các miếng mỏng và chiên giòn, vàng các mặt.
- Cà rốt thái con chì khoảng 5cm, tỉa hoa theo chiều dọc hoặc nạo sợi tùy ý.
- Ngâm nấm hương với nước ấm khoảng 10’’ rồi cắt bỏ gốc và thái sợi. Có thể để nguyên miếng nếu cây nấm có kích thước nhỏ.
- Bổ dọc ngô non thành 2 nửa hoặc để nguyên, trụng sơ với nước sôi.
- Hành tây thái múi cau, đập dập tỏi và hành tím.
Bước 2: Xào chín các nguyên liệu
- Cho tỏi và hành tím vào chảo, xào thơm với nước mắm và 1-2 thìa dầu thực vật.
- Cho hành tây, nấm hương, cà rốt vào đầu tiên. Đảo đều tay, thêm 1 chút hạt nêm.
- Tiếp đến, bạn cho rau cải, ngô non vào cùng, lại thêm 1 chút hạt nêm. Sau đó cho dầu hào và đảo thêm khoảng 2’’. Tắt bếp khi các nguyên liệu trong chảo đã chín.
Bước 3: Hoàn thiện món ăn
- Dùng vài thìa nước rau luộc cho vào chảo. Có thể dùng dầu ăn (nếu muốn). Sau đó thả mì, thêm dầu hào, hạt nêm và xào đều tay, giảm ½ lượng nhiệt.
- Khoảng 2-3’’ sau thì cho các nguyên liệu đã xào chín trước đó vào chảo. Mix các món lại với nhau.
- Cuối cùng là phần đậu phụ đã rán giòn (có thể cắt sợi trước khi cho vào). Nếu nước bị cạn thì bạn tiếp tục thêm vài thìa nước luộc. Điều chỉnh gia vị sao cho vừa miệng.
- Rắc thêm chút hạt tiêu và tắt bếp, cho thành phẩm ra đĩa.
Bước 4: Trình bày
- Tổng thể món ăn có màu vàng nâu đẹp mặt. Trên đĩa có đủ các nguyên liệu đã được mix đều với nhau.
- Các sợi phở dai, chín đều và không bị dính thành từng mảng lớn. Mùa xanh, cam, vàng, nâu xen kẽ.
- Rải lên trên cùng 1 chút lạc rang giã dập, hành khô và ớt bột. Thêm vài lá húng lủi sẽ khiến món ăn thêm phần đặc sắc.
4. Lưu ý để nấu phở xào chay không bị nát
Nhiều bạn lần đầu tiên làm món phở xào rất hay bị nát và vón cục. Thành phẩm trông rất mất thẩm mỹ và còn phải dùng thìa xúc… như cháo. Nguyên nhân xảy ra vấn đề này là do đâu?
- Cho quá nhiều nước khi chế biến: Bạn chỉ nên cho 1 lượng vừa đủ để các sợi hấp thụ và chín mềm. Việc nước dư thừa khiến món ăn mất thời gian cạn lâu hơn. Do đó, các nguyên liệu bị chín nhũn.
- Trụng phở với nước sôi: Đây cũng là sai lầm nhiều bạn mắc phải. Tất nhiên, trụng phở với nước trước khi xào không sai. Thế nhưng, thao tác này đòi hỏi bạn phải có kỹ thuật chuyên nghiệp. Bởi vì rất khó căn thời gian cho sợi phở. Làm không cẩn thận thì có 2 trường hợp xảy ra, 1 là sợi bị cứng, 2 là sợi bị nát.
- Cho nguyên liệu chín ngay khi vừa xào phở: Làm như vậy sẽ khiến món ăn chín không đều, sợi cứng, sợi mềm. Nên xào phở vừa tầm rồi mới cho các nguyên liệu. Sau đó, bạn chỉ cần đảo đều thêm 1-2’’ là có thể thưởng thức.
- Không nêm gia vị cho từng bước: Vì bạn phải kết hợp nhiều công đoạn xào lại với nhau nên hãy thêm gia vị mỗi bước. Cho hạt nêm sau khi mix các nguyên liệu khiến món ăn không thẩm thấu được hương vị đều đặn.
Trên đây là công thức làm phở xào chay cho bữa chính vô cùng đơn giản của Kanawa. Nắm được bí quyết này, chắc chắn bạn sẽ không phải than vãn “chán rau” thêm lần nào. Hãy nấu thử cho những đứa trẻ nhà bạn, thay rau xanh bằng loại củ mà bé thích. Chắc chắn đĩa thức ăn sẽ hết veo ngay trong chớp mặt.