Dù công cụ điện đang “phủ sóng” diện rộng nhưng tự chế nồi nấu rượu vẫn là cách cổ điển được nhiều chủ tiệm tìm kiếm. Thay vì bỏ ra tiền triệu, chục triệu để mua nồi công nghiệp, tự chế tạo tại nhà sẽ đỡ 1 khoản khá lớn. Đặc biệt, cách thức làm nồi này rất phổ biến ở các miền quê, rượu được sản xuất nhỏ lẻ, có giá thành thấp khó thu hồi vốn.
1. Tự chế nồi nấu rượu cần đáp ứng được các tiêu chí nào?
Cách chưng cất lỗi thời trước đây lấy nhiên liệu chính từ gas, than củi… chỉ cần lơ là không trông chừng sẽ phát sinh nguy cơ cháy nổ. Số lượng thành phẩm không nhiều, trung bình chỉ sản xuất được 50 – 80L/ ngày, rất khó bỏ mối cho đại lý lớn. Tự chế tạo nồi sẽ khắc phục được phần nào vướng mắc trên đây, tuy nhiên hiệu năng chắc chắn không thể sánh bằng nồi điện.
Trước khi bắt tay vào tự làm, bạn cần list rõ ràng loạt ưu điểm nổi trội của nồi điện nấu rượu để tạo nên “bản sao” hoàn hảo nhất. Điểm hạn chế lớn nhất của công cụ tự chế là dễ bị trục trặc kỹ thuật, rò rỉ điện. Việc đặt ra các tiêu chuẩn cụ thể giúp bạn check được chất lượng của nồi, tránh bỏ công sức ra làm nhưng lại không xài được.
1.1 Vận hành tiện dụng
Yếu tố quan trọng nhất khiến nồi điện “cháy hàng” là khả năng vận hành tự động 100%, chỉ cần ghim chuôi nguồn là xong. Nồi tự chế tuy giao diện không thể nào nhẵn bóng, đẹp mắt như hàng chính hãng nhưng cũng phải dễ dùng. Người nấu không túc trực canh chừng như nồi than củi, chỉ cần 2 – 3h đồng hồ đã ra được 1 mẻ rượu thơm ngon.
1.2 Hiệu suất hoạt động cao
Tùy theo size nồi mà mỗi mẻ có thể cho ra được lượng bỗng và rượu cốt khác nhau. Ví dụ như đối với nồi điện 50kg, mỗi mẻ sẽ cho ra được 45 – 48L thành phẩm và 50kg bỗng. Nồi tự chế ở nhà có hiệu suất không sánh bằng nhưng tối thiểu phải từ 70 – 80%, ngày nấu được ít nhất 3 – 4 mẻ.
Bạn có thể test thử nồi sau khi làm, nếu ngày chưng cất được 100 – 200 L thành phẩm là ổn, có thể đưa vào vận hành liên tục.
1.3 An toàn khi sử dụng
Điện tuy an toàn hơn than củi nhưng vẫn có trường hợp gây chập cháy, các mối điện không được bọc kỹ rất dễ hở. Khi vận hành, người nấu chỉ cần không may đặt tay lên mối điện nứt ra hoặc chạm tay ướt vào sẽ có hậu quả ngay.
Nếu nhẹ thì các bộ phận trên người chỉ bị tê từ 15 – 20′, nghiêm trọng hơn có thể tử vong. Do đó, khi chế tạo cần chọn chất liệu hợp kim cách điện tốt nhất.
1.4 Tiết kiệm điện năng
Điều cần chú ý cuối cùng khi chế tạo là tránh hao phí nhiên liệu, nên dùng chất liệu tốt nhất để hạn chế nhiệt thoát bớt ra qua nắp vung, thành nồi.
Nên test kỹ trước lượng điện hao phí khi nấu trong 1h là bao nhiêu, nếu dao động từ 6 – 9 kWh là ổn định. Vượt quá mức này phải cải tạo lại, tránh hóa đơn điện phát sinh hàng tháng có thể làm bạn ngỡ ngàng.
➥➥➥ KHÁM PHÁ CHI TIẾT: Cấu tạo nồi nấu rượu bằng điện
2. Cách chế nồi nấu rượu bằng điện nhanh, đơn giản tại gia
Nếu đã từng làm đồ điện, biết cách lắp ghép cơ khí thì công cụ có giao diện không khác gì nồi công nghiệp đắt tiền. Ngược lại, nếu chưa từng tự tay lắp ghép mạch điện, hệ thống truyền nhiệt nào thì đừng cố tự làm, xác suất sai lỗi rất lớn. Đồ điện tự chế sai cách rất dễ bị rò rỉ, chập điện, hoặc cắm nguồn nhưng không hoạt động. Người bán nên chi thêm tiền để mua nồi công nghiệp hiện đại thì hơn, cố chấp tự làm có thể gây nhiều hậu quả đáng tiếc.
2.1 Chuẩn bị vật dụng, công cụ
Tìm kiếm các vật dụng, nguyên liệu cần thiết đóng vai trò “chủ lực” khi bắt đầu chế tạo. Mọi thứ được chuẩn bị chặt chẽ giúp quy trình chế tạo trơn tru hơn. Tránh tình trạng đang làm giữa chừng thì thiếu thứ này, thứ khác phải bỏ dở.
- Nồi gang/ nhôm/ inox mới, size từ 20 – 50L dựa theo yêu cầu năng suất mỗi mẻ.
- Dây nguồn để nối từ thùng ủ rượu tới ổ cắm, chọn chất liệu đồng để tăng độ bền và cắt giảm hao phí.
- Công tắc, nút nguồn ON/ OFF, nên mua hộp ĐK có sẵn để đỡ phải lắp ráp tốn sức.
- Thanh U hoặc mâm để lắp ở đáy thiết bị.
- Khoan, băng dán cách điện, các công cụ cần thiết khác để tiến hành chế tạo. Nên chuẩn bị mẫu có sẵn để biết nên bắt đầu từ đâu.
Các bộ phận này nên được mua mới 100%, không tận dụng lại đồ cũ dễ bị trục trặc khi chưng cất. Thậm chí, chế tạo xong chưa đưa vào vận hành đã hư hỏng, phải bỏ đi làm lại rất tốn kém.
2.2 Tiến hành chế tạo nồi rượu
Tiếp theo là tới quy trình lắp đặt, cần thực hiện bởi người có chuyên môn về điện. Ai chưa từng làm thì nên thuê thợ để đảm bảo hiệu quả:
- B1: Check kỹ từ trong ra ngoài xem nồi có nguyên vẹn không. Nếu có vết nứt, thủng hoặc size không ưng ý phải đổi các mới ngay.
- B2: Lấy thước có tỉ lệ chuẩn đo đạc chiều dài của bộ phận truyền nhiệt.
- B3: Cẩn thận lấy mũi khoan khoét 2 lỗ bằng nhau ở chân thanh nhiệt, căn chỉnh cách xa đáy nồi từ 2 – 3 cm.
- B4: Lắp thanh nhiệt vào, dùng vít vặn chặt các ốc với lỗ thông, từ đó giúp linh kiện này được cố định chắc chắn.
- B5: Nhìn trực diện bằng mắt thường và đổ nước vào để xem thanh nhiệt khi lắp vào có kín với đáy nồi không. Chờ từ 10 – 15′ nếu đáy không bị ẩm là được, có thể tiến hành các bước tiếp theo.
- B6: Lắp hộp ĐK vào, nối dây với bộ phận truyền nhiệt, bọc kín điện để tránh bị rò rỉ.
- B7: Bật công tắc nguồn thử, nếu nồi chạy ổn định là được, lắp ống dẫn trực tiếp vào thùng ủ.
2.3 Thử nghiệm thành quả
Chạy thử thiết bị xem có ổn định không, rượu có ủ được ngon như mong muốn hay không. Hiệu suất nồi tầm 70 – 80% là được, ví dụ nồi 50L thu được thành phẩm từ 38 – 42L là thiết bị đạt chất lượng. Ngược lại, nếu thấy nồi có trục trặc, dừng tắt giữa chừng hoặc ủ không ra rượu phải tiến hành khắc phục ngay.
3. Tối ưu thời gian, công sức và chi phí với nồi rượu điện sản xuất
Mặc dù giá thành thấp nhưng loạt nguy cơ tiềm ẩn của nồi tự chế có thể khiến mô hình kinh doanh bị ảnh hưởng. Lúc này, việc trang bị nồi điện hiện đại với đầy đủ công năng chính là giải pháp hiệu quả hơn hẳn.
Khi chọn mua loại nồi điện này tại thiết bị bếp Kanawa, quý khách hàng sẽ không thể hài lòng hơn bởi loạt cam kết:
- Nồi điện đủ size từ 30kg, 50kg, 100kg… chưng cất 1 ngày vài trăm lít vẫn không ảnh hưởng tới độ bền.
- Giá nồi điện rẻ #1, so với mua nguyên liệu tự chế không cao hơn bao nhiêu.
- Hỗ trợ vận chuyển tới tận công trình, lắp đặt tại chỗ, chỉ dẫn khách điều chỉnh thành thạo mới ngưng.
- CĐBH lên tới 1 năm, có KTV tay nghề túc trực hỗ trợ, xử lý mọi vướng mắc về kỹ thuật của khách hàng.
Tự chế nồi nấu rượu không hề xấu mà còn giúp “dắt túi” được 1 khoản tiền khá lớn. Nhưng nếu có kế hoạch buôn bán dài lâu, cung ứng rượu ra thị trường với SLL thì mua nồi mới vẫn nên được ưu tiên.