Bạn mê mẩn các món ăn miền nam nhưng lại không biết rõ cách làm? Muốn biến tấu thử công thức nấu cháo sườn ngoài bắc thành món ăn hợp khẩu vị người Nam. Thử ngay cách nấu cháo sườn miền Nam mà Kanawa sắp bật mí ngay sau đây.
1. Cháo sườn ở miền nam có được ưa chuộng không?
Với hương vị và cách chế biến đặc trưng, cháo sườn thành công chiếm trọn cảm tình của những người đã từng thưởng thức nó. Nếu sinh sống ở Hà Nội hay các thành phố thuộc khu vực phía Bắc thì hình ảnh các quán cháo thơm phức nghi ngút mỗi buổi chiều tà sẽ chẳng còn xa lạ nữa.
Vậy bạn có bao giờ tự hỏi rằng, nơi có khí hậu nóng ẩm quanh năm như miền nam thì người ta có ưa thích món ăn này không? Có thể bạn chưa biết nhưng người miền trong cũng cực kì thích ăn cháo sườn đấy. Chỉ là cháo sườn miền Nam có cách làm và hương vị hơi khác so với miền Bắc. Tuy vậy, nếu bạn có dịp thưởng thức món này tại các hàng quán trong Nam cũng là một trải nghiệm vô cùng tuyệt vời và đáng thử.
✖✖✖ XEM THÊM VỀ: Cháo sườn Bé Hiền
2. Cháo sườn miền nam và miền bắc có gì khác nhau?
Để các bạn dễ phân biệt có cái nhìn tổng quan hơn về cháo sườn 2 miền, hãy cùng chúng tôi đi sâu vào so sánh nhé:
2.1 Kết cấu cháo
Thông thường, người miền Bắc có xu hướng thích cháo mịn, đặc nóng hổi nên khi nấu sẽ ưu tiên dạng bột. Gạo đem xay mịn rồi mới đem nấu cháo, thành phẩm nấu ra vừa đặc, vừa sánh, khi ăn cực kì trôi không hề có cảm giác bị bứ. Cách nêm nếm ở đây cũng theo hướng thanh đạm để khi ăn thực khách tự thêm gia vị cho vừa miệng.
Ngược lại, ở miền Nam các hàng cháo mở ra để bán cho trẻ nhỏ ăn dặm. Tuy vậy, cũng có vô vàn các quán cháo sườn được đầu tư cực kì chỉnh chu, phần lớn người ta lại ưa loại cháo hạt, được nấu trực tiếp bằng hạt gạo ngậm nước.
Khi được nấu chín cực kì thơm, không hề bị nát, hạt gạo ngậm nước xốp ăn cảm nhận rất rõ hương thơm từ gạo quyện cùng gia vị đậm đà mới lạ.
2.2 Nguyên liệu ăn kèm
Ngồi tại các hàng quán cháo sườn ở Hà Nội, đập vào mắt bạn là các loại topping quen thuộc như: gan, thịt băm, trứng cút,… Đặc biệt, không thể thiếu quẩy giòn cắt nhỏ – loại nguyên liệu làm nên cách ăn độc đáo chỉ có ở Hà Thành. Thêm chút ruốc, tiêu xay và ớt bột là thành một bữa chiều đủ chất đơn giản mà lại ngon vô cùng.
Tại Sài Gòn, những hàng cháo sườn ngày đêm không ngủ sẽ khiến bạn hoa mắt vì quầy topping siêu đa dạng với đầy đủ các gia vị nêm nếm như: sườn, thịt, tim cật, trứng bác thảo, hành phi,… Đặc biệt là có mọc hoặc bò viên ăn kèm rất lạ miệng.
Phải công nhận một điều rằng bát cháo sườn ăn ở Sài Gòn đa dạng màu sắc hơn so với ngoài Bắc. Tuy vậy về hương vị thì cũng không hơn kém nhau là bao. Sẽ chẳng bao giờ so sánh được chính xác hương vị của các món ăn ở từng vùng miền vì còn phụ thuộc rất nhiều vào vị giác, hoàn cảnh sống của mỗi con người.
✔✔✔ ĐỌC TIẾP VỀ: Cháo sườn Cô Giang
3. Cách nấu cháo sườn miền nam chuẩn vị tại gia
3.1 Nguyên liệu
- Xương cổ: 500 gram
- Sườn non: 500 gram
- Hành tây: 1 củ to
- Gừng: 1 củ
- Hành tím: 5 củ
- Hành lá: 3 nhánh
- Ngò rí: 3 nhánh
- Gạo tẻ: 250 gram
- Gạo nếp: 100 gram
- Gia vị:
- Thịt nạc xay: 150 gram
- Giò sống: 150 gram
3.2 Cách làm
Bước 1: Sơ chế xương và sườn
- Để có một nồi cháo thơm ngọt đậm vị sườn, bạn nên chú ý sơ chế thật kĩ trước khi tiến hành chế biến. Xương ống/xương cổ chặt thành những khúc nhỏ vừa phải, rửa qua 3 lần nước. Dùng muối hoặc rượu trắng ma sát đều trên bề mặt xương để khử mùi hôi và gây.
- Sườn ngâm với nước muối loãng để loại bỏ các cặn, bụi bẩn. Rửa với nước sạch và đem luộc sơ trên bếp trong vòng 2 – 3 phút.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu còn lại
- Đổ chung 250 gram gạo tẻ và 100 gram gạo nếp vào thau, vo gạo thật sạch (khoảng 3 lần nước). Đến lần thứ 4, bạn ngâm luôn gạo với nước khoảng 3 tiếng (có thể để qua đêm nấu cháo sẽ thơm dẻo hơn).
- Hành tây và gừng đem nướng xém trên than hoặc bếp gas đến khi lớp vỏ hành cháy xem, vỏ gừng có màu nâu sẫm và tỏa mùi thơm đặc trưng. Rửa với nước và lột sạch phần vỏ, hành tây cắt làm đôi, gứng thái lát để nấu nước hầm xương.
- Hành lá, ngò rí rửa sạch, cắt gốc, băm nhỏ để rắc lên cháo. Hành tím bóc vỏ, thái mỏng từng miếng để riêng ra bát.
Bước 3: Nấu cháo
- Chuẩn bị 1 nồi nước sôi to, thả hành tây, gừng vừa sơ chế ở bước 2 vào đun sôi. Tiếp tục cho phần xương cổ và xương sườn vào ninh. Đậy nắp, thêm 1 thìa mắm, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa mì chính, giảm vừa lửa đun trong 1 – 1,5 tiếng.
- Vớt phần gạo vừa ngâm ở bước 2 ra, sử dụng nồi nấu cháo chuyên dụng hoặc nồi áp suất để nấu. Đổ toàn bộ gạo vào nồi, thêm gia vị sao cho vừa miệng. Lấy nồi nước hầm xương đã được ninh nhừ để nấu cháo (đổ nước theo tỉ lệ 1 gạo 2 nước – đối với nồi áp suất/nồi cơm có chức năng nấu cháo). Đậy kín nắp, vặn chế độ nấu cháo.
Bước 4: Chuẩn bị các topping ăn kèm
- Trong lúc đợi nấu cháo hãy cùng chuẩn bị một số món topping ăn kèm nhé! Đầu tiên, lấy phần hành tím vừa thái mỏng ở bước 2 trải đều hành ra đĩa. Dùng 1 tờ giấy mỏng thấm khô hành để làm hành phi. Phi thơm hành phi, đảo liên tục để tránh hành không bị cháy, chín đều vừa phải thì vớt ra đĩa. Rắc thêm chút muối và đường vào là có được món hành phi béo ngậy ăn với cháo cực hợp.
- Trộn thịt bò đã xay nhuyễn với giò sống. Nêm gia vị: dầu hào, hạt nêm, tiêu xay và dùng tay viên tròn từng viên bò, xếp ra đĩa để đem đi trụng.
Bước 5: Hoàn thành
- Khi nồi chuyển sang đèn xanh là cháo đã chín. Lúc này bạn mở nắp, dùng đũa hoặc muôi gỗ quấy theo 1 chiều cho cháo tơi, không bị bết dính và vón cục.
- Múc cháo sườn ra bát tô, thêm vào đó các topping như: bò viên, hành phi, hành lá, ngò rí. Rắc thêm chút tiêu và ớt bột là ta đã hoàn thành món ăn.
3.3 Thành phẩm
Nấu cháo sườn miền nam cũng không có một tiêu chuẩn hay quy định nào bắt buộc bạn phải làm giống 100%. Tuy vậy, vẫn hoàn toàn có thể đánh giá được thành phẩm có đạt những yêu cầu hay không dựa vào một số yếu tố sau:
- Kết cấu cháo: Không bị cháy, khê hay bết dính. Khi ăn có độ trôi nhất định không quá đặc hay loãng. Cháo phải có độ hài hòa khi ăn với sườn, kèm vụn thịt từ phần xương.
- Topping ăn kèm: Sườn non chín mềm, cắn một miếng như tan ra trong miệng. Bò viên dai giòn có mùi thơm hấp dẫn, hành phi không bị cháy hay xem. Hành và ngò giúp cho tô cháo của bạn thêm màu sắc.
▶▶▶ ĐỌC TIẾP: Cách nấu cháo bằng nồi điện công nghiệp
4. Nấu cháo sườn miền nam cần lưu ý điều gì?
- Chọn xương và sườn: Nên mua hàng trong siêu thị để đảm bảo độ tươi và sạch của nguyên liệu. Kiểm tra hạn sự dụng, tự đánh giá độ mới của xương: có màu đỏ, máu không bị thâm, thịt xương nguyên vẹn không bị vỡ hay mất phần tủy,… Sườn non nên chọn những phần có sụn sẽ ngon hơn.
- Khi nấu nên dùng gạo ưa nước, ngâm gạo qua đêm, quết dầu ăn trong lòng nồi để tránh tình trạng dính, cháy, khê,…
- Có thể đa dạng thêm các loại topping khác như: quẩy, ruốc, thịt bằm,… để món ăn thêm màu sắc.
5. Hơn 500 hộ kinh doanh sử dụng nồi nấu cháo công nghiệp! Bạn đã biết?
Bí kíp của những quán kinh doanh cháo nức tiếng khắp Sài thành đó là sử dụng nồi nấu cháo bằng điện công nghiệp để gia tăng năng suất. Với dung tích đa dạng và công dụng đa năng, sản phẩm này đã thành công chinh phục và lấy được lòng tin của khách hàng, phục vụ mọi quy mô kinh doanh.
Nếu bạn có ý định phát triển đam mê, mở tiệm kinh doanh thì nên tham khảo ngay thiết bị tiện dụng này. Đặc biệt, khi mua nồi nấu cháo công nghiệp tại Kanawa, một loạt các ưu đãi và voucher giảm giá cực sốc đang chờ đón bạn. Truy cập ngay website: kanawa.vn để tham khảo thông tin và các mức giá được public công khai.
Hy vọng, với công thức nấu cháo sườn miền nam trên đây sẽ giúp mỗi cuối tuần của các bạn trở nên thú vị và bận rộn hơn. Còn gì thú vị hơn khi được nấu cho gia đình bạn những món ăn ngon mà chẳng cần phải lo nghĩ không biết cách làm. Đánh giá 5 sao cho bài viết để tham khảo thêm nhiều công thức độc lạ luôn được cập nhật liên tục nhé!