Bán bánh mì online đang trở thành “mảnh đất vàng” cho những ai muốn khởi nghiệp nhỏ với chi phí thấp. Không cần thuê mặt bằng, không cần đầu tư lớn, chỉ vài triệu đồng là bạn đã có thể bắt đầu kinh doanh và kiếm lời. Cùng Kanawa.vn bật mí kinh nghiệm kinh doanh bánh mì online đắt giá trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tại sao nên kinh doanh bánh mì online?
Trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ, mô hình bán bánh mì online đang trở thành lựa chọn thông minh cho những ai muốn khởi nghiệp với số vốn nhỏ. Việc chuyển đổi từ hình thức bán hàng truyền thống sang trực tuyến mang lại nhiều lợi ích rõ rệt về chi phí, độ phủ thương hiệu và cách vận hành. Cụ thể:
1.1. Không tốn phí thuê mặt bằng
Một trong những “gánh nặng” tài chính lớn nhất khi kinh doanh cửa hàng chính là chi phí thuê mặt bằng, chưa kể đến điện, nước, nội thất, trang trí quán… Với bán bánh mì online, bạn hoàn toàn bỏ qua được khoản chi này, từ đó giảm đáng kể chi phí khởi nghiệp.

Chỉ cần một gian bếp nhỏ tại nhà, vài thiết bị cơ bản như lò nướng, máy ép, tủ bảo quản và điện thoại thông minh, bạn đã có thể bắt đầu kinh doanh. Mô hình này đặc biệt phù hợp với sinh viên, người làm việc tại nhà hoặc các bà mẹ bỉm sữa muốn kiếm thêm thu nhập mà không cần đầu tư rủi ro.
1.2. Khả năng tiếp cận khách hàng cao
Không còn giới hạn bởi vị trí địa lý như cửa hàng truyền thống, bán bánh mì online cho phép bạn phục vụ hàng trăm, thậm chí hàng nghìn khách hàng mỗi ngày chỉ với vài cú nhấp chuột. Các nền tảng MXH chính là “trợ thủ đắc lực” giúp bạn tiếp cận đúng tệp khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Bạn hoàn toàn có thể chạy quảng cáo theo khu vực, độ tuổi hoặc sở thích để thu hút người mua phù hợp, từ đó tăng trưởng doanh thu đáng kể trong thời gian ngắn.
1.3. Vận hành đơn giản, khoa học
Không cần quy trình phức tạp, mô hình bán bánh mì online vận hành theo cơ chế tối giản nhưng hiệu quả cao. Bạn có thể chủ động chuẩn bị nguyên liệu theo đơn đặt hàng, tránh lãng phí. Các bước từ đặt món, chế biến, giao hàng đều có thể được sắp xếp hợp lý chỉ với một vài công cụ quản lý cơ bản.

Thậm chí, nếu biết ứng dụng phần mềm quản lý bán hàng hay các công cụ automation bạn sẽ thấy mọi thứ trở nên cực kỳ khoa học, nhẹ nhàng và tiết kiệm thời gian. Đây là một lợi thế lớn giúp người kinh doanh tay ngang vẫn có thể bắt nhịp nhanh chóng và vận hành ổn định chỉ sau vài ngày thử nghiệm.
2. Kinh nghiệm bán bánh mì online hiệu quả, hút đơn
2.1. Tìm hiểu thị trường
Trước khi bắt đầu kinh doanh, bạn cần đóng vai người tiêu dùng để trả lời được 2 câu hỏi: “Khách hàng đang muốn ăn gì?” và “Họ sẵn sàng chi bao nhiêu cho một phần bánh mì?”. Đừng chỉ dừng lại ở việc khảo sát bạn bè hay người quen, hãy sử dụng MXH để xem xu hướng hiện tại là gì. Liệu bánh mì truyền thống có còn giữ vững phong độ hay các phiên bản hiện đại hơn đang dần lên ngôi?
Ngoài ra, nếu bạn kinh doanh ở khu vực ngoại ô hay tỉnh lẻ, hãy kiểm tra xem khu vực đó có đặc điểm gì nổi bật để tùy chỉnh món ăn phù hợp. Sự thấu hiểu thị trường là bước khởi đầu vững chắc giúp bạn không bán “trật nhịp” với nhu cầu thực tế. Hiểu đúng khẩu vị, nắm chắc nhu cầu của KH sẽ giúp bạn đặt được nền móng đầu tiên vững chắc.

2.2. Chọn nền tảng bán online hút khách
Không phải nền tảng bán online nào cũng phù hợp với bạn. Nếu ở thành phố lớn, GrabFood, ShopeeFood, là cách nhanh nhất để tiếp cận lượng khách hàng, vì người dân ở đây đã quen với việc đặt món online trên các sàn. Ngược lại, nếu bạn kinh doanh ở khu vực có ít người sử dụng các app giao hàng, fanpage Facebook và các hội nhóm địa phương lại là lựa chọn khôn ngoan.
2.3. Xây dựng thực đơn phù hợp
Một menu thành công không cần phải quá dài dòng. Hãy bắt đầu bằng 1 – 2 món chủ lực dễ ghi dấu trong lòng khách hàng, như bánh mì thập cẩm hoặc bánh mì bò nướng. Sau đó, mở rộng sang các phiên bản khác nhau để tạo thêm lựa chọn như combo kèm nước, bánh mì que cho trẻ em, hoặc combo ăn sáng đủ chất,…

Điểm đặc biệt khi kinh doanh online là khách hàng thường có xu hướng mua nhiều hơn trong cùng một đơn. Vì vậy, ngoài bánh mì, hãy bổ sung các món ăn kèm như khoai chiên, trà tắc, sữa đậu… để tăng giá trị đơn hàng. Đừng quên tính toán giá thành sao cho đã bao gồm chiết khấu ứng dụng và vẫn đảm bảo lợi nhuận.
2.4. Đầu tư vào chất lượng và hình thức sản phẩm
Khi bán bánh mì online, bạn chỉ có vài giây để tạo ấn tượng ban đầu. Hãy đầu tư vào việc chụp ảnh sản phẩm sắc nét, ánh sáng tốt, món ăn được sắp xếp gọn gàng và hấp dẫn. Một chiếc bánh mì lộ rõ phần nhân đầy đặn, vàng óng mỡ hành, hay lớp phô mai tan chảy là “vũ khí” thu hút đơn hàng hiệu quả hơn bất kỳ dòng mô tả nào.
Tuy nhiên, hình ảnh đẹp đến đâu cũng phải song hành cùng chất lượng thật. Hãy đảm bảo bánh mì đến tay khách vẫn giữ được độ giòn của vỏ, phần nhân không bị nguội hoặc rời rạc. Sử dụng túi giấy chất lượng và ghi chú rõ thời gian sử dụng cũng là cách để bạn ghi điểm trong mắt khách hàng.

2.5. Đảm bảo tốc độ phục vụ
Khách hàng đặt đồ ăn online rất ghét chờ đợi và càng khó chịu hơn nếu món ăn đến nơi đã nguội hoặc sai yêu cầu. Vì vậy, bạn nên chuẩn hóa quy trình chế biến. Ví dụ, sơ chế sẵn nguyên liệu, phân chia theo từng đơn hàng, để mỗi lần có đơn, chỉ cần lắp ghép và đóng gói nhanh chóng.
Ngoài ra, nếu bạn chưa thể tự chủ hệ thống giao hàng, hãy tận dụng tối đa các đối tác vận chuyển có sẵn trên app. Luôn theo dõi đơn hàng, nhắn tin xác nhận với khách nếu có trục trặc. Một trải nghiệm giao hàng chuyên nghiệp, đúng giờ sẽ giúp bạn có thêm đánh giá tốt và khách quay lại lần sau.
2.6. Tạo ra chương trình khuyến mãi hấp dẫn
Trong khi thị trường cạnh tranh mạnh mẽ, khuyến mãi chính là “mồi câu” cực hiệu quả để lôi kéo sự chú ý từ KH. Không cần giảm giá ồ ạt, bạn có thể áp dụng những chiến lược thông minh như: Tặng kèm nước cho đơn hàng đầu tiên, combo 2 bánh giảm 10%, freeship trong khung giờ vàng…

Đặc biệt, hãy tận dụng hệ thống mã giảm giá của các ứng dụng giao hàng và thường xuyên cập nhật ưu đãi trên fanpage hoặc nhóm khách hàng thân thiết. Việc tạo ra các chương trình “khách quen tặng điểm – tích đủ đổi quà” cũng là cách khuyến khích khách quay lại và gia tăng lòng trung thành với quán.
>>> Bán bánh mì có lời không? – Bật mí TIPS kinh doanh bất bại
3. Nên bán bánh mì online hay bán bánh mì offline?
3.1. Ưu, nhược điểm của từng loại hình
Sẽ thật khó để đưa ra lựa chọn nếu chỉ được chọn 1 trong 2. Nếu bạn có ý định startup, có thể tham khảo ưu và nhược điểm của từng loại hình trong bảng sau để dễ dàng đưa ra quyết định:
Bán online |
Bán offline |
|
Ưu điểm |
– Tiếp cận lượng khách rộng khắp – Không mất chi phí cửa hàng, decor,… – Chạy chiến dịch marketing online dễ dàng, tiếp cận nhiều KH |
– Dễ dàng xây dựng thương hiệu cá nhân tại địa phương – Khách hàng có cơ hội trải nghiệm sản phẩm thực tế – Quán có độ tin cậy cao hơn trong mắt KH |
Nhược điểm |
– Cạnh tranh khốc liệt – Vận chuyển phụ thuộc vào bên thứ 3 nên khó kiểm soát – Chiết khấu nền tảng và phí vận chuyển cao |
– Chi phí đầu tư lớn – Phụ thuộc vào vị trí bán và lưu lượng người qua lại – Khó mở rộng quy mô |
3.2. Lời khuyên từ chuyên gia
Tùy vào điều kiện của quán mà chủ cửa hàng sẽ cân nhắc lựa chọn bán online hay mở cửa hàng trực tiếp. Tuy nhiên, thay vì phải chọn lựa “một mất một còn”, nhiều người kết hợp cả bán bánh mì offline và online để tận dụng tối đa nguồn khách hàng.

Một quầy bánh mì đặt ở vị trí “vàng” có thể giúp bạn giữ chân khách hàng thân thiết. Trong khi các nền tảng online sẽ giúp bạn khai thác những đơn hàng theo khung giờ cao điểm, mở rộng ra những khu dân cư lân cận.
Tóm lại, nếu bạn có đủ nguồn lực về nhân sự, thời gian và công cụ vận hành, bạn nên kết hợp bán bánh mì online và offline. Điều này sẽ giúp bạn không chỉ tăng doanh số mà còn mở rộng độ nhận diện thương hiệu một cách bền vững.
Như vậy, bán bánh mì online sẽ không còn là bài toán khó nếu bạn biết nắm bắt kinh nghiệm từ người đi trước. Mặc dù thị trường đang khá cạnh tranh nhưng chỉ cần bạn chuẩn bị đủ tốt về nguồn lực, kiến thức, Kanawa tin rằng, bạn nhất định sẽ thành công! Liên hệ ngay hotline 0915.86.1515 để được tham khảo những mẫu xe bánh mì đẹp, độc đáo khi muốn khởi nghiệp với bánh mì nhé!