Skip to main content

Cách Nhổ Lông Gà Chọi: Đúng chuẩn, Không đau, Đẹp mắt

Nhổ lông gà chọi được xem là công đoạn “vượt vũ môn” của mỗi chiến kê. Vì nếu đi qua giai đoạn này êm xuôi, vẻ ngoài và sức chiến đấu của con vật sẽ được tối ưu đồng thời. Vậy bạn đã nắm trong tay những hiểu biết cơ bản về kỹ thuật này hay chưa?

1. Nhổ lông gà chọi có tốt cho “kê thần” hay không?

Xưa nay, khái niệm “vặt lông” gà nghe chừng phổ biến hơn là “nhổ lông”. Và về bản chất, mục đích của 2 cách làm này cũng khác xa nhau. Vậy bạn có biết việc nhổ lông đem đến tác dụng gì và vì sao nó chỉ áp dụng trên gà chọi? 

lợi ích của nhổ lông gà chọi

1.1 Lợi ích

Thực tế cho thấy nếu nuôi gà lấy trứng, lấy thịt thì chẳng ai “rảnh hơi” mà đi nhổ lông gà để làm mới tạo hình của con vật. Thế nhưng với gà gọi, đây là công đoạn bất di bất dịch trong quá trình nuôi dưỡng. Và điều này sẽ đem đến cho chiến kê 3 lợi ích thiết thực như sau:

  • Làm tăng vẻ đẹp hình thức của con vật, giúp chúng ra dáng là 1 chiến kê hơn để giương oai sức mạnh với đối thủ. 
  • Khi lông được cắt tỉa gọn gàng thì khả năng quan sát của con vật sẽ được cải thiện thấy rõ. Chúng có thể mở rộng góc view sang 2 bên, thậm chí là về phía sau mà không bị cản trở bởi những cọng lông mọc sai chỗ
  • Nếu sở hữu bộ lông gọn gàng thì khâu ra đòn của gà cũng sẽ có nội lực và đảm bảo tính chính xác cao hơn. 

1.2 Rủi ro

Thử nghĩ mà xem, lông gắn với da qua gốc nang lông. Nơi hội tụ hệ mao mạch và các đầu mút thần kinh cảm giác. Vậy nên, nếu bạn nhổ lông, đương nhiên con vật sẽ thấy rất đau đớn giống hệt như lúc chúng ta waxing vùng chân, nách vậy. Đó là chưa kể đến việc dùng kéo cắt tỉa có thể làm phạm vào da con vật, tạo vết thương hở và gây viêm nhiễm.

gà chọi sau nhổ lông

Tuy nhiên không phải vì những rủi ro này mà chúng ta tẩy chay phương pháp nói trên. Thay vào đó nên chú trọng vào kỹ thuật cắt tỉa, nhổ bỏ và tiệt trùng dụng cụ để giảm thiểu nguy cơ.

➤ ➤ ➤  TÌM HIỂU: Mẹo nhổ lông vịt bằng nước rửa chén

2. Lựa chọn thời điểm tốt nhất để tỉa lông cho gà chọi

Không phải cứ khi nào bạn rảnh là có thể đè con vật ra để tạo kiểu, làm dáng. Theo các sư kê thì khi gà được 10-11 tháng, bộ lông đã phát triển hoàn thiện, ổn định thì có thể thực hiện công việc này. Nếu tỉa quá sớm, 1 thời gian sau chúng lại mọc lên rậm hơn và phá hết phom lông trước đó. Ngược lại khi tỉa muộn lại làm ảnh hưởng đến chiến tích của gà và dễ gây đau đớn cho con vật. 

chọn thời điểm nhổ lông phù hợp

3. Chia sẻ cách nhổ lông gà chọi không bị đau từ các “sư kê”

Mục đích chính của việc nhổ lông gà chọi là làm đẹp và hỗ trợ việc tăng sức chiến đấu của chiến kế. Thế nhưng, trong quá trình thực hiện, điều mà người thao tác cần đặc biệt chú trọng là làm thế nào để giảm nhẹ đau đớn cho con vật. Bởi đây là công đoạn chẳng dễ dàng gì với chúng. Và nếu đó cũng là ý muốn của bạn thì hãy tham khảo hướng dẫn sau:

3.1 Lông cánh

Việc nhổ lông cánh không được hiểu theo nghĩa loại bỏ chúng ra khỏi mình con vật mà chỉ là tỉa tót sao cho gọn gàng, cân đối và đẹp mắt hơn. Với những chiếc lông bất trị, mọc xa khỏi khuôn khổ chung thì bạn có thể tiến hành nhổ tận gốc. Còn về cơ bản, chỉ việc dạo 1 đường kéo quanh viền cánh là có thể hoàn thiện công đoạn này. Và để giảm cảm giác đau của con vật thì trước khi nhổ lông, bạn nên thoa chút giấm loãng lên vị trí cần nhổ. Massage khoảng 15′ cho lỗ chân lông nở ra rồi giật dứt khoát theo chiều lông mọc là xong.

tỉa lông cánh gà chọi

3.2 Lông đuôi

Lông đuôi là một trong những vũ khí lợi hại của gà chọi mỗi khi tỉ thí với đối thủ. Bằng sức mạnh của bộ phận này, chúng có thể quật ngã đối phương chỉ trong nháy mắt. Bên cạnh đó, bộ phận này còn cực có ý nghĩa trong việc giữ thăng bằng cho con vật. Tương tự như lông cánh, chỉ cắt tỉa 2 bên để chúng có tạo hình sắc nét hơn chứ không nhổ thưa. Đặc biệt là dọc theo trục thẳng đứng từ thân mình kéo xuống phía sau. Và để xử lý nhanh những cọng lông mất trật tự thì bạn nên xịt nước ấm vào đúng vị trí, giữ khoảng 10′ rồi thao tác, con vật sẽ đỡ đau hơn đáng kể đấy!

tỉa lông đuôi gà chọi

3.3 Lông bụng

Lông bụng là cách gọi chung của phần lông mọc ở vùng ngực-bụng-mạn sườn của gà chọi. Khi dự định nhổ bỏ, chúng ta cần phân tách chúng làm 2. Nửa trên (vùng ngực) giữ nguyên vì đây là bộ phận che chắn, giúp hạn chế tổn thương nội tạng nếu như chẳng may chiến kê dính đòn của đối thủ.

Nửa dưới (bụng và hai bên sườn) thì không đảm nhiệm vai trò gì nên bạn có thể nhổ bỏ cho gọn gàng. Loại lông mọc ở vị trí này là lông vũ, mềm mại và rất dễ nhổ bỏ. Bạn có thể trộn chút rượu và giấm theo tỉ lệ 1:1 và thoa lên bụng trước khi nhổ. Lúc thao tác đảm bảo lông sẽ ra tuồn tuột mà con vật cũng ít bị tổn thương. 

vặt lông bụng gà chọi

3.4 Lông đầu

Khi nhổ lông đầu của gà chọi, chúng sẽ được phô diễn bộ mào và màu da đỏ tươi trông cực đẹp mắt. Hơn nữa, việc bao quát không gian của con vật sẽ tốt hơn nhiều. Vậy nên đây là công đoạn cực cần thiết đối với mỗi chiến kê. Thật may vì lông đầu siêu mảnh, chỉ cần làm ẩm một chút với nước ấm là có thể loại bỏ dễ dàng. Bạn có thể áp dụng theo 2 cách, 1 là dùng nhíp nhổ từng sợi, 2 là dùng kéo căng lông ra khỏi da rồi dùng kéo cắt sát tận gốc. Chú ý thao tác từ từ, cẩn thận kẻo gây trầy xước bề mặt da con vật.

nhổ lông đầu gà chọi

4. Cần nhớ 3 điều khi chăm sóc gà chọi sau nhổ lông

4.1 Chọn chỗ ở cho gà

Nếu vừa nhổ lông xong mà bạn thả gà chung vào bầy đàn thì đồng loại của chúng có thể mổ, rứt lông, làm ảnh hưởng đến tạo hình vừa tút tát của con vật. Chính vì vậy, cách tốt nhất là nhốt riêng chúng ở chuồng thoáng mát, sạch sẽ hoặc chỉ nuôi 2-3 con/không gian chung. Khi đó sự cố vừa xét sẽ được giảm thiểu triệt để.

chọn chỗ ở cho gà

4.2 Điều chỉnh chế độ ăn uống

Dinh dưỡng là 1 trong những yếu tố quyết định nhịp độ phục hồi sức khỏe của gà sau nhổ lông. Chúng còn giúp gia tăng cơ bắp và sức bền của con vật. Và lời khuyên dành là nên bổ sung nhiều chất đạm cho chiến kê trong giai đoạn này. Ngoài thành phần đạm tự nhiên có trong giun, dế, cào cào, tép nhỏ…  còn có thể sử dụng viên thức ăn tổng hợp. Ngoài ra, nếu muốn lông ngày càng mượt mà, lên màu đẹp hơn thì nhớ cho gà dùng thêm dầu cá, dầu lạc nhé!

4.3 Cho gà luyện tập thường xuyên

Dù trong bất kỳ giai đoạn nào thì đối với gà chọi, tập luyện vẫn là nguyên tắc bất di bất dịch. Tuy nhiên điều này lại càng có ý nghĩa khi chúng vừa trải qua giai đoạn nhổ lông. Lúc này, con vật cần phải làm quen với diện mạo mới của mình, việc giữ thăng bằng trong những đòn cước cũng sẽ có đôi chút khác biệt. Vậy nên tập luyện càng nhiều, gà sẽ thích ứng càng nhanh và sức chiến đấu sẽ càng trở nên ấn tượng.

cho gà tập thể lực thường xuyên

Nhổ lông gà chọi là việc làm vừa đòi hỏi kinh nghiệm, kỹ năng, lại vừa cần đến sự tận tụy và tình yêu đối với pet cưng. Và hi vọng rằng với hướng dẫn mà chúng tôi vừa chia sẻ, bạn có thể thực hiện điêu luyện kỹ thuật này. 

Hỏi đáp

Không có bình luận nào

Đánh giá Cách Nhổ Lông Gà Chọi: Đúng chuẩn, Không đau, Đẹp mắt
Gửi ảnh thực tế
0 ký tự (Tối thiểu 10)
Bạn cảm thấy thế nào về sản phẩm? (Chọn sao)
Tin xem nhiều
Bài viết liên quan
Đăng ký tư vấn để
nhận ngay ưu đãi lớn

Tìm hiểu 1 năm không bằng lắng nghe 1 câu tư vấn!

Xin chào!
Bạn đang tìm hiểu "nhổ lông gà chọi"
Nếu cần tôi sẽ gửi thêm thông tin cho bạn!
3